(Baothanhhoa.vn) - Dù chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng có thể khẳng định rằng, trong Đảng hiện còn không ít đảng viên hiểu biết lơ mơ, sơ sài về tổ chức đảng. Không chỉ vậy, nhiều đảng viên còn tỏ ra thờ ơ, “nhạt Đảng”, thậm chí không tích cực, trách nhiệm bằng quần chúng trong công việc, cũng như sinh hoạt, lối sống. Lỗ hổng kiến thức, sự suy thoái tư tưởng chính trị như vậy hết sức đáng quan ngại, cần nhận diện kịp thời, tìm giải pháp triệt tiêu hiệu quả.

Cần nhận diện, triệt tiêu “căn bệnh” lơ mơ, thờ ơ, “nhạt Đảng” của đảng viên (Bài 1): Những biểu hiện không khó nhận diện

Dù chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng có thể khẳng định rằng, trong Đảng hiện còn không ít đảng viên hiểu biết lơ mơ, sơ sài về tổ chức đảng. Không chỉ vậy, nhiều đảng viên còn tỏ ra thờ ơ, “nhạt Đảng”, thậm chí không tích cực, trách nhiệm bằng quần chúng trong công việc, cũng như sinh hoạt, lối sống. Lỗ hổng kiến thức, sự suy thoái tư tưởng chính trị như vậy hết sức đáng quan ngại, cần nhận diện kịp thời, tìm giải pháp triệt tiêu hiệu quả.

Cần nhận diện, triệt tiêu “căn bệnh” lơ mơ, thờ ơ, “nhạt Đảng” của đảng viên (Bài 1): Những biểu hiện không khó nhận diệnĐảng viên mới đọc lời tuyên thệ tại lễ kết nạp Đảng. Ảnh minh họa của Q.H

Trong thực tế công việc, cũng như cuộc sống, ở bất kỳ tổ chức cơ sở đảng nào, không phân biệt cơ quan, đơn vị, địa phương, ngành nghề đều có thể dễ nhận diện được sự hiểu biết lơ mơ về Đảng, trách nhiệm của người đảng viên. Tương tự, để phát hiện sự thờ ơ, “nhạt Đảng” cũng không hề quá khó...

Sự hiểu biết lơ mơ, sơ sài

Hôm rồi, nhân một buổi liên hoan sau lễ kết nạp đảng viên ở một phường nọ của Hà Nội, tôi có nửa đùa nửa thật nói với đảng viên dự bị rằng, “tại sao buổi chiều đồng chí lại cầm giấy đọc những lời thề ý nghĩa trước khi giơ tay xin thề?”. Đồng chí đảng viên trẻ giật mình, ngơ ngác rồi hỏi lại, “sao anh biết ạ?”. Câu hỏi cũng là lời thừa nhận ấy, đáng tiếc thay lại không phải là trường hợp cá biệt, mà khá phổ biến trong những năm gần đây, không phân biệt cơ quan, đơn vị, địa phương, lĩnh vực công tác. Chính vì không phải học thuộc, chỉ cần cầm giấy và đứng đọc trước cờ Đảng, với mẫu có sẵn nên việc chuẩn bị trước khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng đã bớt đi những sự trang nghiêm, cẩn trọng, sự tìm hiểu thấu đáo, kỹ lưỡng cùng những cảm xúc tự hào, bồi hồi, thiêng liêng, xúc động.

Trước kia, việc đảng viên phải học thuộc lòng, hiểu rõ lời tuyên thệ kết nạp đảng viên mới, thì nay không ít trường hợp đứng trước cờ Đảng, quốc kỳ, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ cần cầm giấy đọc. Không có sự khảo sát cụ thể, nhưng chắc chắn không ít trường hợp quần chúng ưu tú khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, 6 lần giơ tay xin thề (lần thứ tư là 3 lần), nhưng không thấu đáo, cặn kẽ các nội dung mình đọc([1]).

Một hôm khác, tôi có dịp trao đổi nghiệp vụ với các đồng nghiệp một cơ quan báo chí về chủ đề kinh nghiệm, kỹ năng viết bài về công tác xây dựng Đảng. Tôi có hỏi 2 câu hỏi rằng, “Điều lệ Đảng có bao nhiêu điều?” và “Người đảng viên phải thực hiện mấy nhiệm vụ?”. Tất cả đều im lặng, chỉ có ai đó loáng thoáng, lí nhí nhắc đến cụm từ 19 điều... Thực tế, ấy là 19 điều ấy đảng viên không được làm, theo Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25-10-2021, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành; thay thế Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 1-11-2011; chứ không phải 4 nhiệm vụ của người đảng viên lúc tuyên thệ, xin thề trong buổi lễ kết nạp Đảng.

Không chỉ dừng lại ở những ví dụ cụ thể trên, trong thực tế, không ít quần chúng ưu tú vào Đảng còn hiểu biết khá mơ hồ về Đảng, về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người đảng viên. Họ không phân biệt được thế nào sự khác nhau giữa chi ủy và chi bộ, giữa đảng ủy và đảng bộ, thậm chí không biết những thủ tục, quy trình liên quan đến công tác Đảng, ví như chuyển sinh hoạt Đảng, nội dung sinh hoạt Đảng... Nguyên nhân thì có nhiều, cả về phía chủ quan và khách quan, cả về đảng viên cũng như tổ chức cơ sở đảng, nhất là chi bộ...

Tất nhiên, cũng có người bao biện rằng, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, việc chỉ cần có thiết bị di động kết nối internet là mọi người đều có thể dễ dàng truy cập vào mạng và tra tìm được những kết quả cần biết, ví như Điều lệ Đảng có 12 chương, 48 điều; đảng viên có 4 nhiệm vụ - chính là những điều đảng viên phải học thuộc và giơ tay xin thề một cách thiêng liêng, danh dự trong lễ kết nạp Đảng nghiêm trang, xúc động. Với những vấn đề, nội dung khác liên quan đến công tác Đảng, mỗi người cũng có thể kiếm tìm thông tin, nội dung theo cách tương tự nhờ những sự trợ giúp của thiết bị thông minh có kết nối internet và tiến bộ khoa học - công nghệ. Thế nhưng, phải khẳng định rằng sự hiểu biết về Đảng, với những kiến thức cơ bản, nền tảng, căn cốt mà còn lơ mơ, sơ sài, thậm chí không biết, xem ra quả là đáng báo động! Điều ấy chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đội ngũ đảng viên hiện nay.

Báo động tình trạng thờ ơ, “nhạt Đảng”

Nguy hiểm hơn, tình trạng đảng viên thờ ơ, “nhạt Đảng” cũng diễn ra không phải là hy hữu, cá biệt, cả với không ít đảng viên lão thành, đã về nghỉ chế độ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thừa nhận “công tác xây dựng Đảng về đạo đức vẫn còn có những hạn chế: việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên, một số suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vẫn còn tình trạng nói không đi đôi với làm...; chưa nêu cao ý thức trách nhiệm trước tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương và Nhân dân”([2]). Trong đó, sự “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm” của một số cán bộ, đảng viên thực sự là một “căn bệnh” rất nguy hại. “Căn bệnh” này có nhiều biểu hiện khác nhau, xuất hiện đa dạng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, phổ biến là việc bày tỏ thái độ bàng quan, dửng dưng, làm ngơ, thây kệ,... trước những sự kiện, sự việc diễn ra tại cơ quan, đơn vị, ngành nghề, cũng như địa phương, đất nước. Đó còn là sự “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm” của đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo trước những bức xúc, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, của cấp dưới... Sự “thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm” của người đảng viên cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh “nhạt Đảng” không kém phần nguy hại.

Cách đây gần 5 năm, tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI nhiệm kỳ 2017-2022, khai mạc ngày 11-12-2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đến “căn bệnh” này. Tổng Bí thư cho rằng, còn một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thậm chí, một số ít thanh niên bị lôi kéo, có những việc làm đi ngược lại truyền thống của Đoàn, trái với mục tiêu của Đảng, của dân tộc... Đoàn cần định hướng giáo dục thanh niên giữ vững bản lĩnh cách mạng, có ý thức nhạy bén chính trị, tích cực đấu tranh ngăn chặn, phản bác thông tin sai trái, tăng cường sức đề kháng cho thanh niên trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội, “tránh tình trạng nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”.

Vậy, “nhạt Đảng” là gì? Có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng tựu trung đó chính là sự phai nhạt mục tiêu, lý tưởng cách mạng, là biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, không giữ được bản chất cách mạng của người đảng viên, là sự thờ ơ, vô cảm với chính trị... “Nhạt Đảng” chính là biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, không hoàn thành nhiệm vụ của người đảng viên, vi phạm pháp luật... Đảng ta cũng thừa nhận có “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy Nhà nước”([3]). Cụ thể hơn, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã chỉ ra 1 trong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị đó là: “Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh”([4]). Tóm lại, “nhạt Đảng” chính là sự mất dần niềm tin của đảng viên đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, diễn ra theo quá trình “tự diễn biến”, biểu hiện ở những suy nghĩ sai lệch, mơ hồ, thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tính hiệu quả của những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, trực tiếp là từ tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên công tác; là sự thờ ơ, vô cảm, bê trễ, thiếu trách nhiệm trong công việc của bản thân, của tập thể...

Nguyễn Tri Thức

Bài 2: Hậu quả khôn lường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]