(Baothanhhoa.vn) - Trước khó khăn chung do tác động của đại dịch COVID-19 và biến động về công tác cán bộ lãnh đạo của ban, nhưng dưới sự chỉ đạo của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Dân tộc HĐND tỉnh bám sát Nghị quyết của HĐND tỉnh, chương trình công tác năm 2020 để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó, nổi bật là Ban Dân tộc đã chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát từ khâu lựa chọn nội dung, lĩnh vực giám sát đến hình thức, cách thức giám sát, góp phần thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ban Dân tộc HĐND tỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động

Trước khó khăn chung do tác động của đại dịch COVID-19 và biến động về công tác cán bộ lãnh đạo của ban, nhưng dưới sự chỉ đạo của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Dân tộc HĐND tỉnh bám sát Nghị quyết của HĐND tỉnh, chương trình công tác năm 2020 để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó, nổi bật là Ban Dân tộc đã chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát từ khâu lựa chọn nội dung, lĩnh vực giám sát đến hình thức, cách thức giám sát, góp phần thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Ban Dân tộc HĐND tỉnh nâng cao hiệu quả hoạt độngBan Dân tộc HĐND tỉnh thực hiện giám sát tại huyện Lang Chánh.

Trong hoạt động giám sát, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã bám sát chức năng nhiệm vụ theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, chủ động xây dựng chương trình công tác của ban đảm bảo khoa học và chất lượng. Lãnh đạo ban đã phối hợp với Văn phòng HĐND tỉnh xây dựng kế hoạch, bố trí thời gian thực hiện các cuộc giám sát, khảo sát không bị chồng chéo với hoạt động của Thường trực và các ban HĐND tỉnh. Thông qua các hoạt động giám sát, khảo sát đã kịp thời phát hiện những vấn đề còn vướng mắc, bất cập, những khó khăn, hạn chế để kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành chính sách mới phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của cử tri và Nhân dân, nhất là việc triển khai các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa và biên giới trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 223/NQ-HĐND ngày 12-12-2019 của HĐND tỉnh về chương trình giám sát năm 2020, được sự chỉ đạo của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã xây dựng Chương trình công tác năm 2020, ban hành Kế hoạch số 24/HĐND-DT ngày 4-2-2020 về giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18-7-2016 của Chính phủ “Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn” trên địa bàn tỉnh năm học 2017-2018 và 2018-2019.

Trên cơ sở chương trình, kế hoạch xây dựng ngay từ đầu năm, ban đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phù hợp với yêu cầu công việc và điều kiện công tác, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi thành viên trong ban. Bộ phận chuyên trách của ban đã xây dựng kế hoạch giám sát, khảo sát và đề cương báo cáo gửi đến các địa phương, cơ quan, ban, ngành trong tỉnh thuộc đối tượng giám sát, khảo sát đúng thời gian quy định. Đến nay các địa phương, cơ quan, đơn vị được giám sát đã có báo cáo gửi về bộ phận chuyên trách của ban để tổng hợp gửi đến các ủy viên của ban nghiên cứu, xem xét nội dung các báo cáo, chuẩn bị cho hoạt động giám sát, khảo sát, thẩm tra trong thời gian tới. Ngoài công tác chuẩn bị cho giám sát chuyên đề, ban đã xây dựng kế hoạch cho hoạt động giám sát, khảo sát thường xuyên theo lĩnh vực ban phụ trách như: giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, miền núi, trong thực hiện các chính sách dân tộc; trong thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh và kết quả thực hiện các ý kiến, kiến nghị của cử tri trên địa bàn.

Thông qua giám sát, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã có đánh giá, nhìn chung các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đầu tư, hỗ trợ cho khu vực miền núi được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện ngày càng có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đánh giá cao những kết quả đạt được trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi và việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ban Dân tộc HĐND tỉnh cũng chỉ rõ những mặt hạn chế mới phát sinh và những vấn đề tồn tại nhiều năm chưa được giải quyết như: Vùng miền núi kinh tế chậm phát triển, thiếu bền vững; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu vật nuôi, cây trồng chưa rõ ràng, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Một số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô, người lao động mất việc làm trong ngắn hạn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống thu nhập của người dân. Đời sống của Nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, ở các khu tái định cư vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo vẫn còn cao; đa phần các hộ gia đình nghèo không có nghề nghiệp, việc làm ổn định, đông con, trình độ dân trí thấp; thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất; tình trạng nợ quá hạn ở các ngân hàng vẫn còn; chất lượng giáo dục ở một số xã vùng cao có sự chuyển biến, nhưng chưa rõ nét, thiếu nhà ở nội trú, bán trú cho học sinh; phòng học tạm, học nhờ đang còn nhiều, đặc biệt trong đợt thực hiện phòng, chống dịch COVID-19, việc triển khai học trực tuyến cho học sinh các cấp học gặp khó khăn do thiếu điều kiện về phương tiện, thiết bị, máy tính và mạng Internet; tình trạng con em đồng bào dân tộc thiếu số tốt nghiệp các trường nghề, cao đẳng, đại học ra trường khó tìm việc làm ổn định tại địa phương. Công tác quản lý, nắm tình hình đời sống, sản xuất của Nhân dân vùng miền núi, dân tộc có lúc, có nơi chưa chặt chẽ... Việc triển khai, thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ cho vùng miền núi, dân tộc còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động và bố trí nguồn lực để thực hiện, chủ yếu được đảm bảo từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương bố trí thực hiện còn thấp so với nhu cầu của địa phương, nguồn vốn bổ sung còn chậm và ít so với kế hoạch, dẫn đến việc thực hiện chính sách còn khó khăn; bố trí nguồn vốn còn dàn trải, chưa tập trung...

Qua giám sát, Ban Dân tộc HĐND tỉnh kịp thời kiến nghị giải pháp khắc phục những bất cập, hạn chế đã chỉ ra, nhằm thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian tới.

Trong thực hiện thẩm tra báo cáo của UBND tỉnh, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã thực hiện đúng quy định của pháp luật; nhiều vấn đề vướng mắc được các đại biểu thảo luận, làm rõ tại hội nghị thẩm tra, qua đó nâng cao chất lượng các báo cáo thẩm tra, đảm bảo sát tình hình thực tế và có tính phản biện cao. Hoạt động của Ban Dân tộc đã phát huy tính tích cực, chủ động của cơ quan thực hiện giám sát, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng thụ hưởng các chính sách, đưa ra nhiều kiến nghị đóng góp vào hoạt động lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, chính sách và quản lý điều hành kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, được dư luận và Nhân dân đồng tình, ủng hộ, quan tâm, đánh giá cao, góp phần nâng cao vai trò, uy tín, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan dân cử.

Bài và ảnh: Minh Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]