(Baothanhhoa.vn) - Nắng nóng đến khô cát, rát chân. Thế nhưng, vẫn có hàng trăm diêm dân phơi mình trên những ruộng muối để làm ra hạt muối trắng tinh khiết.

Nhọc nhằn nghề muối

Nắng nóng đến khô cát, rát chân. Thế nhưng, vẫn có hàng trăm diêm dân phơi mình trên những ruộng muối để làm ra hạt muối trắng tinh khiết.

Nhọc nhằn nghề muối

Giữa trưa nắng, khi nhiệt độ ngoài trời 37-38 độ C, các diêm dân ở HTX Tam Hòa (xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) phơi mình dưới nắng làm việc.

Nhọc nhằn nghề muối

Ông Đào Nguyên Hồng - Giám đốc HTX Tam Hòa cho biết: “Cánh đồng muối của HTX có diện tích sản xuất 47,5 ha, với hơn 400 hộ làm muối. Hàng năm HTX sản xuất được khoảng 5.200 – 5.400 tấn muối”.

Nhọc nhằn nghề muối

“Nghề muối vất vả, thu nhập lại bấp bênh nên mấy năm trở lại đây nhiều người trẻ đi làm công ty hoặc làm xây dựng hết. Giờ làm muối chỉ có người lớn tuổi ở làng làm thôi”. Bà Lê Thị Hòa, 58 tuổi, chia sẻ.

Nhọc nhằn nghề muối

Phải trải qua nhiều công đoạn mới làm ra được hạt muối. Việc đầu tiên là làm đất nền, sau đó xúc đất vào dạt, tưới nước mặn từ bể vào sân phơi. Rồi phải ngâm cát vào nước biển (nước mặn độ 1), sau đem cát đó phơi trên sân đất nện, khi khô trên từng hạt cát sẽ kết tinh những hạt muối nhỏ.

Nhọc nhằn nghề muối

Dùng nước biển lọc qua cát đó sẽ được nước mặn hơn gọi là nước mặn độ 2. Lại tiếp tục phơi cát và dùng nước mặn độ 2 lọc qua cát đã phơi được nước mặn độ 3.

Nhọc nhằn nghề muối

Sau khi đổ đất, diêm dân sẽ múc nước từ kênh rải vào đất nền, mục đích làm cho đất nền đỡ khô, tăng độ thấm lọc cho nước muối.

Nhọc nhằn nghề muối

Sau khi phơi đất khô, tiếp theo là xúc đất vào lọc lấy nước mặn, sau đó tưới nước mặn từ bể vào sân phơi. Sau khi phơi khoảng một ngày muối bắt đầu lên hạt thì là lúc thu hoạch được.

Nhọc nhằn nghề muối

Khoảng thời gian từ 15-17h, khi nước biển bốc hơi để lại những hạt muối tinh khiết trên nền bê tông. Lúc này, người dân thu hoạch muối rồi chở về nhà kho chứa muối, chờ ngày bán.

Nhọc nhằn nghề muối

Theo kinh nghiệm, nắng càng nóng thì chất lượng muối càng tốt. Vì vậy, những ngày này, bà con diêm dân ra đồng làm việc rất đông.

Nhọc nhằn nghề muối

Vất vả là thế là vậy nhưng dường như công việc này không dành cho những người thanh niên. Theo quan sát, trên đồng muối chỉ có một vài người trẻ còn lại ở khắp các ruộng toàn người già. Ông Lê Văn Lộc cho biết, thu nhập từ nghề muối không đủ để sinh hoạt gia đình, cho nên những người trẻ đa phần đều đi làm xa để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Nhọc nhằn nghề muối

Ngồi trong lều bạt “dã chiến” của mình, ông Đào Văn Sử (73 tuổi) chia sẻ: Ở tuổi này ông vẫn chưa dứt được với những khuông muối, vẫn vác xẻng ra đồng. Xòe đôi bàn tay chai cứng, ông nói thêm mỗi khi văng cát hay múc nước, vết chai cứa rất đau nhưng rồi cũng quen.

Nhọc nhằn nghề muối

Dụng cụ của những người diêm dân chỉ có cái chang gạt muối, xẻng và xe cút kít chở muối.

Nhọc nhằn nghề muối

Nghề làm muối Hậu Lộc một năm chỉ làm được khoảng 5 tháng mùa nắng, giá lại lên xuống theo thời vụ khiến đời sống diêm dân luôn bấp bênh. Hiện tại, giá bán muối ở đây đang là 1.600 đồng/kg.

Nhọc nhằn nghề muối

“Từ đầu vụ đến nay, diêm dân ở HTX Tam Hòa luôn gặp nhiều khó khăn. Không những do thời tiết không thuận lợi mà còn do giá muối xuống thấp”, ông Đào Nguyên Hồng - Giám đốc HTX Tam Hòa cho biết thêm.

Nhọc nhằn nghề muối

Vừa đẩy xe muối, ông Lê Văn Lộc vừa tâm sự: “Hạt muối không nuôi nổi chúng tôi. Làm từ sáng cho đến chiều tối mà mỗi ngày nhà tôi chỉ được khoảng 200 nghìn đồng. Số tiền này này quá ít so với sức lao động mà hai vợ chồng tôi bỏ ra. Thôi thì, nhà nông lấy công làm lãi vậy”.

Nhọc nhằn nghề muối

Đi khỏi cánh đồng muối khi trời đã tắt nắng, tôi vẫn nhìn thấy mồ hơi tuôn rơi trên những gò má đen sạm vì nắng gió. Bàn chân đất gân guốc đang lầm lũi đẩy những chiếc xe cút kít chở đầy muối. Không biết đến bao giờ đời sống của những diêm dân nơi đây mới tươi sáng như những hạt muối trắng tinh khôi này.

Hoàng Đông

Tin liên quan:
  • Nhọc nhằn nghề muối
    Nức thơm bánh đa làng Chòm

    Không ai biết, nghề bánh đa làng Chòm (xã Thiệu Châu, nay là xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa) có từ bao giờ, chỉ biết rằng nghề đã gắn chặt với tên làng. Nhưng với bao biến cố, thăng trầm nét độc đáo của làng nghề vẫn được lưu mãi cùng thời gian.

  • Nhọc nhằn nghề muối
    Bánh đa Minh Châu: Món quà quê dân dã

    Với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, như: gạo, vừng, muối… người dân làng Minh Châu (hay còn gọi là làng Chòm), xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa đã tạo cho xứ Thanh loại bánh đa có hương vị đặc trưng riêng khó nơi nào có được.

  • Nhọc nhằn nghề muối
    Nghề “vác mùa đông” trên vai

    Hình ảnh những lao động mặc áo mưa vác từng cây đá lạnh nặng vài chục cân... từ bờ đê xuống thuyền, người ướt nhẹm, run lên từng hồi vì nước đá ngấm vào người, khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Thế nhưng, đối với họ, đây không chỉ là công việc mưu sinh mà còn là nghề để gắn bó.

  • Nhọc nhằn nghề muối
    Những người phụ nữ làng biển

    Đi suốt dọc dài 102km đường bờ biển xứ Thanh, kể sao cho hết câu chuyện về cuộc đời của những người phụ nữ làng biển. Trước nắng gió trùng khơi, những người phụ nữ ấy tựa hồ như bông hoa lông chông đẹp bình dị, mộc mạc mà không kém phần kiên cường, kiêu hãnh lăn tròn trên cát.

  • Nhọc nhằn nghề muối
    Đời cát

    Giữa không gian mênh mông của vụng Nghi Sơn (Tĩnh Gia) ngày hôm ấy, ánh mắt tôi chùng xuống khi bắt gặp hình ảnh những người đàn bà với gương mặt hằn rõ dấu vết của nhọc nhằn, lam lũ đang cặm cụi mưu sinh trên bãi cát dài hoang hoải. Có người tôi chưa kịp hỏi tên, có người đến giờ chỉ còn đọng lại trong ký ức tôi vài mảnh thông tin rời rạc. Duy chỉ có bức tranh biển trời quê hương được dệt nên từ những cái bóng đổ dài trên cát của họ mãi ghi dấu vào lòng tôi nỗi niềm đau đáu khôn nguôi.


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]