09:36 22/05/2020 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Đánh dậm - một nghề vất vả đang mất dần. Bởi sông ngòi đồng ruộng cũng dần hẹp lại hoặc đã có chủ. Tôm cá ngày một ít đi, thu nhập từ nghề ít ỏi đi nên nhiều người cũng chẳng thể mưu sinh bằng nghề này nữa.

Nghề đánh dậm, lặn lội thân cò

Đánh dậm - một nghề vất vả đang mất dần. Bởi sông ngòi đồng ruộng cũng dần hẹp lại hoặc đã có chủ. Tôm cá ngày một ít đi, thu nhập từ nghề ít ỏi đi nên nhiều người cũng chẳng thể mưu sinh bằng nghề này nữa.

Nghề đánh dậm, lặn lội thân cò

Người dân ở những vùng quê Thanh Hóa lấy việc sản xuất nông nghiệp làm nghề chính, lúc nông nhàn những người phụ nữ nơi đây còn có thêm nghề đánh dậm.

Nghề đánh dậm, lặn lội thân cò

Chị Trịnh Thị Sáu (xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) người đã hơn 30 năm làm nghề đánh dậm cho biết: “Nhà ít ruộng, nên tôi đi đánh dậm kiếm thêm. Năm 15 tuổi mẹ tôi đã dạy cách đánh dậm, đến nay cũng đã hơn 30 năm làm nghề này. Thường ngày tôi đạp xe đi khắp các cánh đồng trong vùng để tìm nơi đánh bắt”.

Nghề đánh dậm, lặn lội thân cò

Một bộ dụng cụ để đi đánh dậm gồm dậm và mõ dậm. Dậm được đan băng nan tre nhỏ, mềm, có hình bán nguyệt, phía dưới phẳng để luôn sát đáy khi đánh bắt. Còn mõ dậm dùng để xua tôm, cá vào trong dậm. Mõ được làm bằng một đoạn cây tre thẳng, có nhiều đốt, được chẻ bỏ đi 1/3 phía dưới để tạo mặt phẳng. Mõ có cán hình vòng cung, điểm cuối hai đầu cán đính chặt hai đầu mõ.

Nghề đánh dậm, lặn lội thân cò

Khi đánh bắt, một tay cầm cán dậm, dìm dậm xuống nước sao cho khung bám sát đáy. Một tay cầm mõ dậm song song và cách miệng dậm một khoảng, một chân dậm mõ, dịch chuyển dần về phía miệng dậm để dồn tôm, cá vào phía trong dậm.

Nghề đánh dậm, lặn lội thân cò

Bà Nguyễn Thị Thu (xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương) tâm sự: “Đánh dậm không phải là một công việc quá khó, ngày xưa người ta dựa vào cách đánh dậm mà đánh giá sự khéo léo và cần cù chịu khó của người phụ nữ”.

Nghề đánh dậm, lặn lội thân cò

Giờ đây, nghề đánh dậm chỉ còn những người lớn tuổi làm.

Nghề đánh dậm, lặn lội thân cò

"Nghề này cực lắm, quanh năm lội nước vì thế mà chân tay ai nấy đều thô kệch, tróc vảy. Trời nắng nóng đã vậy, những khi mưa to, giá rét phải dầm mình dưới nước thì quả là cực hình. Nếu chăm chỉ, mỗi ngày một người đánh dậm cũng kiếm được 50-70 nghìn đồng, có khi gặp may được cả trăm”, bà Nguyễn Thị Thu cho biết thêm.

Nghề đánh dậm, lặn lội thân cò

Bây giờ đánh dậm ngày càng khó khăn hơn vì nguồn tôm, cá tự nhiên ngày càng cạn kiệt.

Nghề đánh dậm, lặn lội thân cò

“Các con gái của tôi không biết đánh dậm. Hiện nay, đứa thì đi làm công nhân, đứa thì buôn bán ở các chợ quê. Chúng đều chịu thương, chịu khó, tần tảo cùng chồng xây đắp cuộc sống gia đình”, bà Thu vui vẻ cho biết.

Nghề đánh dậm, lặn lội thân cò

Nắng mưa dãi dầm, những người phụ nữ làm nghề đánh dậm quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để kiếm sống.

Nghề đánh dậm, lặn lội thân cò

Phận cò vẫn lặn lội quanh năm. Những người phụ nữ quê vẫn sống cuộc đời lặng lẽ và kiếm sống bằng những việc làm lương thiện, dẫu có khó khăn, vất vả.

Hoàng Đông

Tin liên quan:
  • Nghề đánh dậm, lặn lội thân cò
    Theo chân thợ lặn săn vẹm xanh ở đáy sông Yên

    Bắt đầu mùa hè, ở Xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) người dân lại tìm những khúc sông sâu để lặn tìm vẹm xanh. Trung bình mỗi chuyến lặn, họ bắt được 100-150 kg, thu nhập từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng mỗi ngày.

  • Nghề đánh dậm, lặn lội thân cò
    Cánh cò quê hương

    Tôi sinh ra ở thành phố, nơi phồn hoa đô hội nên dường như từ bé chỉ biết đến cánh cò qua lời ru của mẹ, qua câu ca dao của bà: “Con cò bay lả bay la/ Bay từ cửa phủ, bay ra cánh đồng...”

  • Nghề đánh dậm, lặn lội thân cò
    Băng rừng, lội suối “săn” lá dong miền biên viễn

    Nửa cuối tháng Chạp, người dân các huyện miền núi xứ Thanh lại bắt đầu “chiến dịch” đi cắt lá dong rừng. Họ băng rừng, lội suối giữa đại ngàn xanh biếc để tìm lá dong rừng về phục vụ người dân gói bánh chưng ngày Tết.


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]