(Baothanhhoa.vn) - Nhà văn Mark Twain đã từng nói: “Một người không đọc sách chẳng hơn gì một kẻ không biết đọc”. Rõ ràng, đọc sách để tiếp nhận tri thức là một việc làm cần thiết. Bởi vậy, dù trong hoàn cảnh nào, ngay cả khi dịch COVID-19 bùng phát, bằng nhiều phương pháp tiếp cận sách, nhiều hình thức đọc mới đã góp phần lan tỏa và hình thành thói quen đọc sách trong mọi tầng lớp Nhân dân.

Văn hóa đọc thời COVID-19

Nhà văn Mark Twain đã từng nói: “Một người không đọc sách chẳng hơn gì một kẻ không biết đọc”. Rõ ràng, đọc sách để tiếp nhận tri thức là một việc làm cần thiết. Bởi vậy, dù trong hoàn cảnh nào, ngay cả khi dịch COVID-19 bùng phát, bằng nhiều phương pháp tiếp cận sách, nhiều hình thức đọc mới đã góp phần lan tỏa và hình thành thói quen đọc sách trong mọi tầng lớp Nhân dân.

Văn hóa đọc thời COVID-19Độc giả đến đọc sách tại Thư viện huyện Đông Sơn.

Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 như hiện nay, để hạn chế ra ngoài, tụ tập ở nơi đông người, thì có không ít người chọn cách ở nhà đọc sách. Điều đó, không chỉ góp phần giảm lây nhiễm COVID-19 mà còn nâng cao tri thức cho mỗi người. Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Phi, phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa), cho biết: Thời điểm dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay, thay vì ra ngoài đi dạo như trước kia thì lâu nay gia đình tôi chọn cách ở nhà đọc sách. Với gia đình tôi sách không chỉ trang bị kiến thức, mà còn là liều thuốc tinh thần giúp mọi người cảm thấy bình thản, vững tâm hơn vào công cuộc chống dịch. Hơn thế, những cuốn sách về chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn người dân sống khỏe cũng giúp chúng ta có thêm sự hiểu biết để tự bảo vệ mình trước dịch COVID-19.

Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, các cấp, các ngành liên quan đang có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19. Theo chị Nguyễn Thị Thúy, cán bộ phụ trách thư viện thuộc Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Đông Sơn, thời gian qua, Thư viện huyện luôn chủ động, tích cực trong công tác phục vụ bạn đọc. Với 22.819 cuốn sách, hơn 15.000 đầu sách, Thư viện huyện đã tổ chức tốt việc trưng bày sách, báo phục vụ bạn đọc và các tầng lớp Nhân dân nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và của địa phương; thực hiện luân chuyển sách, báo, tạp chí về phòng đọc tại các xã, thị trấn; tủ sách làng, thôn, khu phố, trường học... Trong 9 tháng năm 2021, Thư viện huyện đã tổ chức “Ngày Hội đọc sách” cho học sinh Trường Tiểu học Đông Tiến, thu hút sự tham gia của hơn 600 học sinh và giáo viên nhà trường, nhằm tuyên truyền, giới thiệu sách và giới thiệu cho các em học sinh hiểu về lịch sử địa phương mình; trao tặng 130 đầu sách cho Trường Tiểu học Đông Tiến trị giá 5 triệu đồng; tổ chức trưng bày sách tại UBND xã Đông Văn lồng ghép với các hoạt động nhân dịp xã đón bằng công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu...

Thời gian qua, việc thay đổi hình thức phục vụ để bắt kịp xu hướng và đáp ứng tốt nhu cầu bạn đọc được Thư viện tỉnh đặc biệt chú trọng. Ông Lê Thiện Dương, Phó Giám đốc phụ trách Thư viện tỉnh, cho biết: Thư viện đã và đang tiếp tục xây dựng, nâng cấp thư viện trở thành thư viện điện tử, trên cơ sở triển khai các dịch vụ như đăng ký mượn sách trực tuyến, gia hạn sách trực tuyến, tư vấn cho bạn đọc qua trang facebook, website của thư viện. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng được đầu tư khá đồng bộ. Thư viện hiện có phòng đọc sách điện tử với 90 máy vi tính; cùng một số trang thiết bị khác (máy in, máy scan chuyên dụng), hệ thống mạng nội bộ (LAN) và internet... Đồng thời, Thư viện tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp, tích hợp thư viện số và sách điện tử trên website qua http://thuvientinhthanhhoa.vn. Cùng với đó, Thư viện tỉnh đã đổi mới hoạt động, đẩy mạnh xã hội hóa, mở rộng liên kết với các nhà xuất bản, nhà sách, các tổ chức ủng hộ sách báo cho thư viện để nâng cao số lượng, chất lượng sách, báo, tạp chí; đồng thời, phát triển và nhân rộng các trạm vệ tinh thực hiện luân chuyển sách, báo để người đọc ở các huyện, nhất là vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với nhiều cuốn sách. Trong 9 tháng năm 2021, Thư viện tỉnh đã bổ sung được 6.000 bản sách; 3.700 bản sách kho luân chuyển phục vụ người dân vùng sâu, vùng xa, các thư viện trường học; 3.293 bản sách phục vụ thư viện lưu động; 2.560 bản sách từ xã hội hóa. Biên soạn, in ấn được 45/66 số thư mục “Thanh Hóa qua báo chí Trung ương”. Cấp mới và đổi thẻ bạn đọc được 2.395 thẻ; phục vụ 342.000 lượt bạn đọc; phục vụ 845.000 lượt sách, báo luân chuyển. Cùng với đó, Thư viện tỉnh đã luân chuyển sách về 32 điểm thư viện trường học, thư viện huyện, thị, thành phố; phục vụ 46 điểm thư viện lưu động đến các trường THCS, tiểu học trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ cho 131 nhà thư viện huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn phát triển 17 phòng đọc sách, báo làng.

Bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, hệ thống thư viện, tủ sách cơ sở trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần khơi dậy lòng yêu sách, đam mê, tạo được thói quen và kỹ năng đọc sách cho mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát như hiện nay. Đặc biệt, với việc thực hiện Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc sách trong mọi tầng lớp Nhân dân; cải thiện môi trường đọc; nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống văn minh, lành mạnh cho người dân.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]