(Baothanhhoa.vn) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, các thế hệ người Việt nối tiếp nhau luôn đề cao và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp trong gia đình. Từ đó góp phần hình thành nên xã hội văn minh, hiện đại.

Quan tâm nâng cao văn hóa ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, các thế hệ người Việt nối tiếp nhau luôn đề cao và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp trong gia đình. Từ đó góp phần hình thành nên xã hội văn minh, hiện đại.

Quan tâm nâng cao văn hóa ứng xử trong gia đình và ngoài xã hộiGia đình ông Đỗ Gia Thoa, xã Minh Nghĩa (Nông Cống) là tấm gương gia đình văn hóa tiêu biểu nhiều năm liền.

Được hình thành và phát triển trong suốt tiến trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, gia đình truyền thống Việt Nam là sự kết tinh của những tinh hoa văn hóa tinh thần cao quý của dân tộc. Do đó, dù ở thời đại nào, thì văn hóa gia đình cũng là nền tảng cho văn hóa xã hội. Chính vì vậy, các cấp, ngành, các địa phương trong tỉnh đều coi việc xây dựng nếp sống văn hóa trong gia đình là việc làm quan trọng và thường xuyên, liên tục. Chẳng hạn, tại huyện Nông Cống, những năm qua luôn quan tâm đẩy mạnh, đổi mới hình thức tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật, các chuẩn mực, giá trị văn hóa gia đình đến đông đảo người dân. Đồng thời, huyện xác định xây dựng gia đình văn hóa là nội dung cốt lõi trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nên công tác tuyên truyền, vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức như: qua phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền, cổ động trực quan, qua các buổi hội họp... Qua đó, ý thức tự giác của các gia đình trong việc thực hiện các tiêu chuẩn gia đình văn hóa cũng ngày càng tốt hơn. Các gia đình luôn gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương; giúp nhau phát triển kinh tế, giữ gìn nền nếp gia phong trên cơ sở tiếp thu các yếu tố văn minh, hiện đại... Nhờ đó, phong trào xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn huyện ngày càng đi vào chiều sâu, nền nếp văn hóa ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, giữa người thân, hàng xóm láng giềng với nhau ngày càng bền chặt, đoàn kết. Theo số liệu thống kê năm 2021, toàn huyện có 47.100/48.373 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 97%. Trong đó, có 43.002/48.373 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 88%.

Cũng từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều tấm gương gia đình văn hóa tiêu biểu. Phải kể đến như, gia đình ông Đỗ Gia Thoa và bà Nguyễn Thị Hà, xã Minh Nghĩa (Nông Cống). Gia đình ông bà vốn nổi tiếng là “đông con nhiều cháu” cùng sinh sống trong một mái nhà. Thế nhưng, các thành viên luôn sống vui vẻ đầm ấm, hạnh phúc trong nhiều năm qua. Bà Hà chia sẻ: Nhận thức sâu sắc gia đình là tế bào của xã hội, chỉ khi gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Bởi vậy, là thế hệ đi trước chúng tôi luôn răn dạy con cháu phải sống chan hòa, đùm bọc lẫn nhau. Các thành viên phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhau để cùng vun đắp gia đình hạnh phúc. Cùng với đó, chúng tôi luôn động viên các con, cháu phải luôn gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, góp phần vào sự phát triển của quê hương.

Không chỉ ở huyện Nông Cống mà nhiều địa phương khác như TP Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, Nga Sơn, Triệu Sơn... cũng luôn đề cao việc xây dựng gia đình văn hóa, phát huy truyền thống tốt đẹp từ văn hóa ứng xử trong mỗi gia đình làm nền tảng để xây dựng nên xã hội văn minh. Theo đó, các địa phương đã bám sát tiêu chuẩn gia đình văn hóa để tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện, tạo nên sự chuyển biến về nhận thức sâu sắc trong cấp ủy, chính quyền các cấp và các tầng lớp Nhân dân. Các đoàn thể, các cấp, ngành thường xuyên lồng ghép phong trào xây dựng gia đình văn hóa với các nội dung thi đua như: Sản xuất, kinh doanh giỏi; xóa đói, giảm nghèo; hay các phong trào xây dựng “Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, gia đình “5 không, 3 sạch... Song song với đó, là việc đề cao ý thức mỗi gia đình trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với cộng đồng và xã hội. Mà trước hết là tích cực tham gia các hoạt động, phong trào ở địa phương như phong trào xây dựng nông thôn mới, phong trào hiến đất làm đường giao thông, hay trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 với phương châm mỗi gia đình là “lá chắn thép” đã góp phần cùng các cấp, ngành nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh...

Phải khẳng định rằng, từ xưa đến nay, truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình luôn là nền tảng của văn hóa xã hội. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về gia đình nhằm phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Điển hình như, ngày 29-5-2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đã xác định “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”. Với những ý nghĩa to lớn đó, việc xây dựng gia đình văn hóa phát triển bền vững chính là cách làm đúng đắn, hướng tới sự phát triển lành mạnh, vì một xã hội tiến bộ, văn minh và hiện đại.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]