(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, huyện Hà Trung chú trọng tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa nói chung, bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng trong mọi tầng lớp nhân dân; tăng cường tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác văn hóa cơ sở trong việc nhận biết các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, vật thể.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Hà Trung phát huy giá trị các di sản văn hóa

Thời gian qua, huyện Hà Trung chú trọng tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa nói chung, bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng trong mọi tầng lớp nhân dân; tăng cường tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác văn hóa cơ sở trong việc nhận biết các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, vật thể.

Các di tích trên địa bàn luôn được quan tâm, bảo tồn (ảnh minh họa).

Đến nay, trên địa bàn huyện có 72 di tích đã được xếp hạng, gồm 9 di tích cấp quốc gia và 63 di tích cấp tỉnh. Nhiều di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng như: Lăng miếu Triệu Tường, đền Rồng - đền Nước (Hà Long), đền Trần Hưng Đạo (Hà Dương), đền Lý Thường Kiệt (Hà Ngọc), đền Hàn, đền Cô Bơ (Hà Sơn), rừng Sến Tam Quy... Không chỉ phong phú về di tích lịch sử văn hóa, huyện Hà Trung còn có nhiều di tích lịch sử cách mạng như: Đình Động Bồng (Hà Tiến), Cụm đình Đô Mỹ, chùa Đô Mỹ (Hà Tân), đình Bái Sơn (Hà Tiến), chùa Trần (Hà Ngọc), Chiến khu Bãi Sậy (Hà Tiến)...

Để gìn giữ và phát huy các giá trị di tích, di sản, huyện chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về giá trị của di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế, xã hội; tiềm năng to lớn của giá trị các di tích lịch sử, văn hóa đối với phát triển du lịch; đồng thời tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng về di sản văn hóa, du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc trên các phương tiện thông tin, website... tới đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Bên cạnh đó, huyện quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước, bến bãi đỗ xe, thông tin liên lạc, nhà nghỉ, công trình vệ sinh công cộng, các điểm vui chơi giải trí, các điểm dừng nghỉ mua sắm các sản phẩm lưu niệm đặc trưng của địa phương; tập trung lập quy hoạch tổng thể hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn toàn huyện, quy hoạch theo vùng các cụm di tích mang tính liên hoàn, đặc thù của các di tích, các lễ hội, các tuyến du lịch. Đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với việc phát huy giá trị lịch sử, văn hóa gắn với du lịch, thực hiện phân cấp quản lý di tích gắn với du lịch và dịch vụ du lịch. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển văn hóa gắn với du lịch và dịch vụ.

“Với mật độ các di tích, danh thắng khá dày đặc như vậy đòi hỏi công tác quản lý, bảo tồn phải được thực hiện thường xuyên. Bên cạnh công tác quản lý chung của phòng văn hóa – thông tin huyện, vai trò của cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn là rất quan trọng. Đối với các di tích quốc gia, huyện đã thành lập các ban, tiểu ban quản lý, còn các di tích cấp tỉnh giao cho UBND các xã, thị trấn quản lý. Tuy nhiên, do số lượng cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn còn ít, phần lớn là kiêm nhiệm; các xã, thị trấn thiếu nguồn kinh phí công tác xã hội hóa huy động các nguồn lực chưa hiệu quả, do đó việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa hiện nay của huyện gặp rất nhiều khó khăn. Huyện cũng đã tiến hành rà soát, đánh giá hiện trạng để lập hồ sơ các di tích trọng điểm, lập dự án trùng tu, tôn tạo các di tích danh thắng trên địa bàn, trong đó ưu tiên những di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng”. Ông Nguyễn Văn Tùng, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Hà Trung cho biết.

Thực hiện chủ trương đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Huyện ủy Hà Trung đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 21-12-2016 về bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025, trong đó công tác quản lý các di tích, danh thắng, việc tập trung bảo vệ, tu bổ và phục hồi các di sản vật thể trên địa bàn là một trong những giải pháp hàng đầu. Mục tiêu của huyện là phấn đấu đến năm 2020, 70-80% các di tích đã được xếp hạng các cấp sẽ được khoanh vùng bảo vệ, lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đến năm 2025 đạt 100%); 40-45% di tích đã xếp hạng các cấp được trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp, hoàn thành việc trùng tu, tôn tạo các di tích trọng điểm, như; đền Trần (xã Hà Dương), đền thờ Lý Thường Kiệt (xã Hà Ngọc), hoàn thành phục dựng Lăng miếu Triệu Tường; đầu tư có trọng điểm các danh thắng, như: Rừng Sến Tam Quy, ngã Ba Bông, hồ Con Nhạn; lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận quần thể di tích cấp quốc gia Đình Gia Miêu, Lăng miếu Triệu Tường, Nhà thờ họ Nguyễn Hữu (xã Hà Long) là di tích cấp quốc gia đặc biệt...

Ngoài ra, huyện cũng tập trung kiện toàn các ban, tiểu ban quản lý các di tích danh thắng, đồng thời thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, các luật về công tác quản lý các di tích danh thắng, kiên quyết ngăn chặn tình trạng xây dựng, cơi nới thêm các công trình khác khi chưa được cấp phép. UBND các xã, thị trấn, chủ động phối hợp với các phòng, ban của huyện trong việc lập quy hoạch, đề xuất xin chủ trương hỗ trợ trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích do địa phương quản lý. Hằng năm, bố trí ngân sách và làm tốt công tác huy động xã hội hóa các nguồn lực để đầu tư bảo vệ, tu bổ, phục hồi các di tích. Đối với các di tích, danh thắng cấp quốc gia bị xuống cấp, huyện sẽ lập hồ sơ trình UBND tỉnh xin chủ trương, hỗ trợ sửa chữa, trùng tu kịp thời.


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]