(Baothanhhoa.vn) - Mùa xuân là mùa của lễ hội, là dịp để các khu, điểm di tích lịch sử, văn hóa tâm linh thu hút khách. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, năm nay các địa phương trên địa bàn tỉnh được yêu cầu tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội. Để đón khách trong bối cảnh bình thường mới, công tác an ninh trật tự (ANTT), an toàn phòng, chống dịch (PCD) COVID-19 tại các điểm di tích cơ bản được các địa phương, ban quản lý (BQL) thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các điểm di tích

Mùa xuân là mùa của lễ hội, là dịp để các khu, điểm di tích lịch sử, văn hóa tâm linh thu hút khách. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, năm nay các địa phương trên địa bàn tỉnh được yêu cầu tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội. Để đón khách trong bối cảnh bình thường mới, công tác an ninh trật tự (ANTT), an toàn phòng, chống dịch (PCD) COVID-19 tại các điểm di tích cơ bản được các địa phương, ban quản lý (BQL) thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các điểm di tích

Lực lượng chức năng trực, hướng dẫn người dân khai báo y tế và đảm bảo an ninh trật tự tại đền Độc Cước (TP Sầm Sơn).

Tại chỉ thị về việc tổ chức Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và xây dựng kế hoạch, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ khách du lịch. Đồng thời, tăng cường thông tin, quảng bá du lịch, di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, lễ hội và các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người xứ Thanh đến du khách; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ khách du lịch trong dịp Tết Nguyên đán... bảo đảm phục vụ Nhân dân đón tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và tình hình dịch bệnh COVID-19 của từng địa phương.

Để phục vụ tốt nhất nhu cầu vãn cảnh, dâng hương của Nhân dân và du khách, chính quyền địa phương và BQL các khu, điểm di tích lịch sử văn hóa, danh thắng trên địa bàn tỉnh đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo ANTT, cảnh quan, vệ sinh môi trường, đặc biệt là công tác PCD COVID-19. Đối với những địa phương có các khu, điểm di tích lịch sử, văn hóa tâm linh nổi tiếng, thu hút đông du khách, như: TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, các huyện Thường Xuân, Triệu Sơn, Như Thanh... đã ban hành các phương án riêng, phù hợp với điều kiện thực tế từng đơn vị.

Theo ghi nhận, dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, tại một số điểm di tích như: Phủ Na (Như Thanh); Am Tiên (Triệu Sơn); đền Cửa Đạt (Thường Xuân)... có những thời điểm đông khách đã dẫn đến tình trạng ùn tắc cục bộ tại một số tuyến đường. Do đó, các lực lượng chức năng đã bố trí trực chốt trên các tuyến đường phân luồng giao thông, phối hợp cùng với các BQL điểm đến nhằm bố trí phương tiện đậu đỗ đúng nơi quy định, đồng thời tăng cường tuần tra, kiểm soát, phân luồng giao thông, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tại huyện Thường Xuân, lượng khách đến dâng hương, vãn cảnh tại đền Cửa Đạt tăng cao trong những ngày đầu xuân năm mới, do đó huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo các điều kiện PCD COVID-19. Huyện Thường Xuân đã giao BQL khu di tích văn hóa Cửa Đạt bố trí lực lượng tuyên truyền, nhắc nhở du khách thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch khi đến dâng hương, đặc biệt là quy định 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Huyện cũng đã lắp đặt 3 máy sát khuẩn tự động, bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn; khu vực quét mã QR; đăng ký điểm đến an toàn tại điểm đón tiếp; phun thuốc khử khuẩn tại các địa điểm dâng hương. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác ANTT, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường PCD COVID-19... góp phần đưa khu di tích văn hóa đền Cửa Đạt trở thành điểm đến du xuân hấp dẫn, an toàn với du khách.

Theo quan niệm của người Việt, việc “lên rừng, xuống biển” trong dịp đầu xuân sẽ mang lại một năm may mắn, vạn sự hanh thông. Trong không khí những ngày đầu xuân năm mới, các điểm đến trên địa bàn TP Sầm Sơn như: đền Độc Cước, đền Cô Tiên đã đón đông đảo Nhân dân và du khách đến dâng hương, vãn cảnh. Nhằm đảm bảo công tác PCD COVID-19, TP Sầm Sơn đã sớm xây dựng phương án và triển khai lực lượng túc trực các điểm di tích. Cùng với lực lượng phản ứng nhanh của thành phố, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch Sầm Sơn đã bố trí cán bộ trực, nhắc nhở người dân thực hiện khai báo y tế và phát thẻ trước khi vào di tích.

Ông Dương Đức Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch Sầm Sơn, cho biết: “Để đảm bảo việc thực hiện các biện pháp PCD COVID-19 tại các điểm di tích trong dịp đầu Xuân Nhâm Dần 2022, lực lượng túc trực tại đền Độc Cước và đền Cô Tiên được tăng cường lên tới gần 30 thành viên/ca trực, bao gồm lực lượng phản ứng nhanh, cán bộ, nhân viên của trung tâm và thủ từ. Năm nay, việc đón khách đến dâng hương, vãn cảnh được thực hiện linh hoạt hơn so với năm trước. Việc phát thẻ vào đền nhằm kiểm soát lượng người ra vào cùng thời điểm. Chúng tôi cũng đã tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh tại các điểm đến, không tập trung quá 20 người tại cùng một thời điểm và dâng hương của mỗi đoàn khách không quá 10 phút. Sau khi dâng hương xong, BQL nhắc nhở người dân, du khách dời vị trí các khu vực thờ tự để tránh tập trung quá đông người. Đối với lực lượng phía trong đền có nhiệm vụ giám sát, nhắc nhở người dân thực hiện các quy định PCD, đồng thời liên lạc với tổ thành viên khu vực phát thẻ để điều tiết lượng khách cho phù hợp. Đảm bảo việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để người dân, du khách đến dâng hương trong dịp đầu xuân năm mới được an toàn, vui vẻ”.

Theo báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, tại 12 điểm di tích, trên địa bàn của 8 huyện, thị xã, thành phố cho thấy, nhìn chung các địa phương đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các xã, đơn vị được giao quản lý di tích triển khai thực hiện công tác PCD COVID-19, xây dựng các kế hoạch, phương án PCD COVID-19, ban hành quyết định thành lập tổ công tác PCD COVID-19 tại các điểm di tích. Cùng với đó, tổ chức phun thuốc khử khuẩn tại khu vực thờ tự, chuẩn bị đủ nước sát khuẩn, khẩu trang y tế phục vụ người dân, bố trí lực lượng trực tại cổng ra vào của di tích hướng dẫn người dân khai báo y tế; yêu cầu người dân giữ khoảng cách tiếp xúc với người khác, không tập trung quá 20 người trong cùng một thời điểm tại không gian thờ tự; tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Tình hình an ninh trật tự ổn định, bảo đảm an toàn giao thông tại các điểm di tích.

Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra cho thấy vẫn còn một số hạn chế tồn tại, như: Một số điểm di tích công tác kiểm soát mật độ người dân vào di tích chưa thực hiện tốt, người dân không chấp hành việc giữ khoảng cách tiếp xúc với người khác, vẫn tập trung trên 20 người trong cùng một thời điểm tại không gian thờ tự. Bên cạnh đó, một số điểm di tích không bố trí tổ trực kiểm soát mật độ người dân, du khách theo quy định về PCD cũng như hướng dẫn người dân khai báo y tế; không tổ chức tuyên truyền các biện pháp PCD COVID-19.

Thời điểm này, lượng người đến dâng hương, tham quan, vãn cảnh tại các khu, điểm di tích lịch sử, văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh vẫn sẽ rất đông. Do vậy, công tác đảm bảo ANTT, an toàn PCD COVID-19 tại các điểm đến vẫn cần được các cấp, các ngành, lực lượng chức năng cũng như chính quyền địa phương, BQL điểm đến nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp. Bên cạnh đó, mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm góp phần đảm bảo cảnh quan, môi trường và an toàn PCD tại các điểm đến.

Bài và ảnh: Hoài Anh


Bài và ảnh: Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]