Việc mở cuộc điều tra mới là bước đầu tiên được thực hiện theo DSA sau khi đạo luật này chính thức có hiệu lực từ tháng 8 đối với các nền tảng lớn nhất, và không đồng nghĩa rằng Amazon đã có vi phạm.

Ủy ban châu Âu điều tra các biện pháp bảo vệ người dùng của Amazon

Việc mở cuộc điều tra mới là bước đầu tiên được thực hiện theo DSA sau khi đạo luật này chính thức có hiệu lực từ tháng 8 đối với các nền tảng lớn nhất, và không đồng nghĩa rằng Amazon đã có vi phạm.

Ủy ban châu Âu điều tra các biện pháp bảo vệ người dùng của AmazonBiểu tượng Amazon tại trung tâm phân phối ở Moenchengladbach, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 15/11, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo mở cuộc điều tra nền tảng bán lẻ trực tuyến Amazon để đánh giá các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng có vi phạm các quy định quản lý internet mới của Liên minh châu Âu (EU) hay không.

Theo đó, giới chức EU yêu cầu Amazon cung cấp các thông tin liên quan các biện pháp đánh giá và giảm thiểu nguy cơ theo Đạo luật Các dịch vụ kỹ thuật số, đặc biệt liên quan tới việc dỡ các sản phẩm bất hợp pháp và bảo vệ các quyền cơ bản của người dùng.

Cơ quan quản lý của EU cũng đánh giá hệ thống của Amazon trong việc đưa ra những gợi ý sản phẩm đặc thù cá nhân, dựa trên phân tích dữ liệu người dùng, và những lựa chọn mà nền tảng này đưa ra cho người dùng để từ chối những gợi ý này.

Việc mở cuộc điều tra mới là bước đầu tiên được thực hiện theo DSA sau khi đạo luật này chính thức có hiệu lực từ tháng 8 đối với các nền tảng lớn nhất, và không đồng nghĩa rằng Amazon đã có vi phạm hay có thể bị phạt.

EC đã mở các cuộc điều tra khác liên quan các nền tảng trực tuyến lớn để tìm hiểu thông tin về cách những nền tảng này tuân thủ DSA.

Trước Amazon, đối thủ AliExpress (Trung Quốc) cũng đã bị EC điều tra với các nội dung tương tự, trong đó kiểm tra xem nền tảng này đã làm gì để bảo vệ người tiêu dùng trước các hoạt động rao bán hàng bất hợp pháp trên mạng.

Các cuộc điều tra khác về các biện pháp hạn chế thông tin sai lệch trên mạng và các nội dung phạm pháp cũng đã được EC thực hiện đối với các nền tảng xã hội như X (trước đó là Twitter), TikTok, Meta và YouTube.

Nếu kết luận điều tra chỉ ra những điểm vi phạm đạo luật DSA, những công ty sở hữu các nền tảng vi phạm có thể bị EU phạt lên tới 6% doanh thu toàn cầu./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]