Ứng cử viên mua lại TikTok tiết lộ kế hoạch cải tổ ứng dụng
Tầm nhìn của tỷ phú Mỹ Frank McCourt đối với TikTok bao gồm việc cải tổ mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem.
Biểu tượng TikTok trên màn hình điện thoại. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Doanh nhân tỷ phú người Mỹ Frank McCourt đang xây dựng kế hoạch tái cấu trúc cơ bản mô hình kinh doanh của TikTok như một phần trong kế hoạch đấu thầu mua lại ứng dụng video dạng ngắn thuộc sở hữu của Trung Quốc này.
Ông McCourt, người từng sở hữu đội bóng chày Los Angeles Dodgers, cho biết ông đã nhận được các cam kết vốn (mới chỉ là cam kết miệng) với tổng trị giá 20 tỷ USD từ một liên minh các nhà đầu tư. Đây là nỗ lực để “giải cứu” TikTok trong bối cảnh ứng dụng này đang chờ quyết định của Tòa án Tối cao về việc liệu TikTok có bị buộc phải bán các hoạt động tại Mỹ hay không.
Tầm nhìn của ông McCourt đối với TikTok bao gồm việc cải tổ mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem.
Theo thời gian, TikTok có thể kiếm doanh thu thông qua thương mại điện tử và nhượng quyền tiếp cận dữ liệu cho các mô hình đào tạo trí tuệ nhân tạo (AI) - với sự đồng ý của người dùng. Điều này sẽ làm giảm sự phụ thuộc của công ty vào quảng cáo.
Ông McCourt cho biết đội ngũ của ông cũng đang thảo luận với các ứng viên tiềm năng cho vị trí Giám đốc điều hành (CEO) của phiên bản TikTok mới. Một nguồn thạo tin cho hay nhóm này đã tiếp cận ông V. Pappas, cựu Giám đốc điều hành của TikTok.
Kế hoạch của ông McCourt dành cho TikTok cũng bao gồm việc di chuyển công nghệ của ứng dụng này sang một giao thức mã nguồn mở do Project Liberty phát triển. Đây là một tổ chức do McCourt thành lập. Giao thức này sẽ cho phép người dùng kiểm soát dữ liệu của họ và dễ dàng di chuyển nó đến nơi khác trên mạng Internet.
Tuy nhiên, kế hoạch này phải đối mặt với một số trở ngại, trong đó có những khẳng định lặp đi lặp lại của TikTok rằng họ không thể tách khỏi chủ sở hữu của mình là công ty công nghệ ByteDance của Trung Quốc.
Việc TikTok kháng cáo lên Tòa án Tối cao là nỗ lực cuối cùng để đảo ngược một đạo luật do Tổng thống Mỹ Joe Biden ký.
Tổng thống Joe Biden ngày 24/4/2024 đã ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát (PAFACA). Đạo luật buộc ByteDance - công ty có trụ sở tại Trung Quốc, phải hoàn tất việc thoái vốn tại TikTok theo thời hạn chót là ngày 19/1/2025. Nếu ByteDance không thực hiện chuyển quyền sở hữu, TikTok sẽ phải đối mặt với lệnh cấm trên toàn nước Mỹ.
Ông McCourt cho biết ông và đội ngũ đã có “các cuộc thảo luận sơ bộ” với các thành viên trong chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ông Trump đã cố gắng cấm TikTok vào năm 2020 nhưng sau đó đã thay đổi quan điểm của mình./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-21 08:38:00
TikTok đã trở lại, nhưng vẫn bị gỡ khỏi App Store và Google Play
-
2025-01-21 08:21:00
Tổng thống Trump quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris lần thứ 2
-
2024-12-20 14:34:00
Hội nghị khoa học thường niên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá năm 2024
Google ra mắt tính năng nhận diện ứng dụng chính thức của Chính phủ
Tuyến cáp biển ADC sẵn sàng vận hành từ tháng 12/2024
Mỹ rót 406 triệu USD cho GlobalWafers nhằm củng cố chuỗi cung ứng chip nội địa
Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia
Siêu bão Mặt Trời mạnh hơn hàng tỷ quả bom nguyên tử có thể tấn công Trái Đất
Nhà phân phối ampe kìm chính hãng - giải pháp đo kiểm
Ngành công nghiệp bán dẫn trên toàn cầu đang thiếu hụt lao động nữ
Laptop cao cấp xách tay Dell XPS giá rẻ tại Laptops.vn
Mỹ yêu cầu Apple, Google “sẵn sàng” xóa TikTok