(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu thực hiện tốt việc tiêm chủng cho trẻ em vùng khó khăn, không để có những “vùng lõm” về tiêm chủng, thời gian qua, ngành y tế đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao tỷ lệ trẻ em tiêm chủng, đặc biệt trẻ em khu vực miền núi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lấp đầy “vùng lõm” tiêm chủng cho trẻ em

Với mục tiêu thực hiện tốt việc tiêm chủng cho trẻ em vùng khó khăn, không để có những “vùng lõm” về tiêm chủng, thời gian qua, ngành y tế đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao tỷ lệ trẻ em tiêm chủng, đặc biệt trẻ em khu vực miền núi.

Lấp đầy “vùng lõm” tiêm chủng cho trẻ em

Bác sĩ Trạm y tế xã Xuân Khang (Như Thanh) tư vấn cho mẹ và bé trước khi tiêm chủng.

Như đã hẹn, cứ đến mùng 9 hàng tháng, các gia đình tại xã Xuân Khang (Như Thanh) lại đưa trẻ đến trạm y tế để được tiêm các mũi tiêm chủng theo lịch hẹn. Chị Lê Thị Thanh, thôn Phượng Xuân cho biết: Tôi đã được các cán bộ y tế tư vấn cặn kẽ về tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp con cái phòng các bệnh viêm gan B, lao, bạch hầu, ho gà, sởi... Vì vậy, cứ đúng lịch hẹn của bác sĩ là tôi đưa con đi tiêm. Lần này, bé nhà tôi tiêm mũi 5 trong 1. Cùng với chị Thanh đã quen với quy trình tiêm chủng ở đây, các bà mẹ bế con ngồi ở khu vực chờ đến lượt khám sàng lọc trước khi tiêm vắc-xin. Chị Phan Thị Hương, thôn Đồng Mưa cho hay: Con gái đã 15 tháng tuổi, nhưng do không có vắc-xin 5 trong 1 nên khi có vắc-xin gia đình đưa cháu tiêm ngay. Hôm nay là lịch hẹn tiêm mũi vắc-xin Combe Five thứ 3 của con gái. 2 lần tiêm trước con có sốt nhưng được bác sĩ dặn dò cẩn thận nên chỉ sau một ngày chăm sóc, giảm sốt cho con, sức khỏe của bé đã trở lại bình thường. Nhà cách trạm y tế xã hơn 5 km nhưng đến ngày tiêm chỉ lo con bệnh ốm rồi lỡ lịch tiêm chứ đường xa, đường đất vợ chồng tôi cũng không ngại.

Qua tìm hiểu tại buổi tiêm, các ông bố, bà mẹ đều mong muốn con mình được tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh. Để tất cả trẻ em trong độ tuổi đều được tiêm chủng đầy đủ, cán bộ, nhân viên y tế của trạm y tế xã Xuân Khang đã đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân. Bác sĩ Bùi Thị Thu, Trưởng Trạm y tế xã Xuân Khang cho biết: Trạm đã đẩy mạnh tuyên truyền trên loa truyền thanh, phân công cán bộ y tế tuyên truyền trực tiếp tại hộ dân và tại mỗi buổi tiêm để gia đình hiểu được vai trò của vắc-xin và cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm. Nhờ đó, các bé luôn được tiêm chủng đầy đủ và bảo đảm sức khỏe.

Việc nâng cao ý thức thực hiện tiêm chủng cho trẻ em và nâng cao chất lượng tiêm chủng mở rộng cho trẻ em ở các huyện miền núi là những thay đổi có thể nhận thấy ở nhiều địa phương. Các phụ huynh đều nắm rõ lịch tiêm, những mũi tiêm cần thiết cho con trẻ. Chị Trương Thị Hoa, xã Thành Vân (Thạch Thành) cho biết: Con tôi 5 tháng tuổi, tôi đã cho con tiêm viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh, tiêm vắc-xin phòng bệnh Lao, 2 mũi vắc-xin 5 trong 1. Sắp tới tôi sẽ cho cháu tiêm mũi 3 của 5 trong 1 và các mũi tiêm sởi, viêm não Nhật Bản. Bác sĩ Phạm Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thạch Thành cho biết, trước đây người dân chưa biết nhiều đến lợi ích của việc tiêm chủng, cho nên các nhân viên y tế của trạm thường xuyên phải xuống các thôn, bản cùng với nhân viên y tế thôn, bản đến từng gia đình để tuyên truyền, vận động người dân đưa trẻ đi tiêm phòng. Thậm chí, đến lịch tiêm chủng, cán bộ y tế thôn đến để vận động và cùng đưa bé đi tiêm. Nhờ đó, vài năm gần đây, người dân đã hiểu tiêm chủng sẽ giúp trẻ nhỏ không mắc các bệnh truyền nhiễm gây dịch bệnh, các gia đình đều chủ động đưa con đến trạm y tế tiêm vắc-xin. Vì vậy, tỷ lệ trẻ tiêm chủng trên địa bàn huyện (năm 2018) đạt trên 94%.

Theo đánh giá của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, những năm gần đây với sự nỗ lực của các cán bộ trạm y tế, đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản, ý thức cho con em đi tiêm chủng đầy đủ của bà con khu vực miền núi đã chuyển biến rõ rệt, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới một tuổi ở các xã miền núi nhìn chung đạt mức cao. Hầu hết đạt trên 90% (trừ huyện Mường Lát, tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ năm 2018 đạt 83%). Một số huyện có tỷ lệ tiêm chủng đạt cao như: Ngọc Lặc 99,6%; Bá Thước 98,8%; Cẩm Thủy 97%. Để có được kết quả trên, những năm qua, ngành y tế luôn quan tâm đến công tác tiêm chủng, nhất là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa thông qua việc ưu tiên cấp đầy đủ hệ thống dây truyền lạnh, phích bảo quản vắc-xin; thường xuyên cử bác sĩ tăng cường, hỗ trợ cho các xã xa khó khăn; hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn xây dựng kế hoạch chi tiết, nâng cao kiến thức cho cán bộ y tế thôn, bản. Chỉ đạo các địa phương thường xuyên rà soát để phát hiện các địa bàn có tỷ lệ tiêm chủng thấp, kịp thời hỗ trợ nhằm duy trì tỷ lệ tiêm chủng. Đặc biệt, trong công tác truyền thông thường đi trước một bước, cán bộ y tế lập danh sách, theo dõi các gia đình có con nhỏ, đến từng nhà tuyên truyền về lợi ích tiêm chủng; trước ngày tiêm chủng, cán bộ y tế thôn trực tiếp báo lịch tiêm đến từng nhà, cách chăm sóc trẻ trước và sau khi tiêm; trong ngày tiêm chủng nhân viên trạm y tế tư vấn cách chăm sóc, dinh dưỡng trẻ sau khi tiêm và hẹn lịch tiêm tiếp theo, nhờ đó kết quả tiêm chủng tại các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa luôn đạt kết quả cao.

Bài và ảnh: Thế Sơn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]