(Baothanhhoa.vn) - Ngày 1-11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIV, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Thay mặt Đoàn ĐBQH Thanh Hóa, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng đã có tham luận về nội dung này.

Trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng tham luận về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn

Ngày 1-11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIV, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Thay mặt Đoàn ĐBQH Thanh Hóa, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng đã có tham luận về nội dung này.

Trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng tham luận về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)

Theo Trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi nước ta trải dài từ Bắc vào Nam, chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên của cả nước, qua địa bàn 5.266 xã, 548 huyện, 51 tỉnh, thành phố; không chỉ là mái nhà chung của trên 14 triệu người thuộc 53 dân tộc anh em, nơi đây còn lưu giữ những nét truyền thống văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số và nhiều nguồn tài nguyên quý giá của đất nước. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, vùng dân tộc thiểu số, miền núi luôn đóng vai trò hết sức quan trọng; giữ vị trí trọng yếu, là phên giậu, thế dựa vững chắc để chống lại kẻ thù xâm lược.

Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vùng dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng phát huy vai trò to lớn của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành và triển khai rất nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển mọi mặt đời sống xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên; nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được gìn giữ và phát huy.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đời sống của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp; khoảng cách về sự phát triển giữa miền xuôi và miền ngược có xu hướng gia tăng. Vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn là những vùng nghèo, lạc hậu của cả nước; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiềm ẩn phức tạp...

Trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng cơ bản thống nhất với Đề án của Chính phủ và nhất trí với việc tại kỳ họp này Quốc hội ban hành nghị quyết về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời nhấn mạnh 5 vấn đề sau:

Thứ nhất, việc rà soát, sửa đổi, bổ sung và tích hợp hệ thống chính sách dân tộc thành “Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” là phù hợp. Tuy nhiên, để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình, cần phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh và xây dựng mới các quy hoạch vùng dân tộc miền núi, nhất là quy hoạch bố trí, sắp xếp dân cư, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương, kết nối đồng bộ với vùng phụ cận, làm cơ sở để thu hút đầu tư, bố trí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các mục tiêu chiến lược của công tác dân tộc trong thời kỳ mới. Đây là giải pháp hết sức quan trọng, có quy hoạch sắp xếp được dân cư thì mới thực hiện được các giải pháp về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các thiết chế về văn hóa và hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển sản xuất, ổn định đời sống, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở.

Thứ hai, cơ bản thống nhất với quan điểm, mục tiêu tổng quát và một số mục tiêu cụ thể của Đề án. Tuy nhiên, đối với mục tiêu cụ thể đến năm 2025 “Sắp xếp ổn định 70% số hộ di cư tự phát, số hộ đang sinh sống trong rừng đặc dụng, khu vực xung yếu nguy hiểm”, đề nghị không đồng nhất mà cần tách bạch hộ di cư tự phát, hộ đang sinh sống trong rừng đặc dụng với hộ sống trong khu vực xung yếu nguy hiểm. Vì nguồn lực có hạn, trước hết, mục tiêu của Đề án từ nay đến trước năm 2025 cần ưu tiên bố trí sắp xếp nơi ở ổn định trước và phấn đấu cho 100% (chứ không phải chỉ 70%) số hộ đang sống ở khu vực xung yếu nguy hiểm (nơi có nguy cơ cao bị lũ ống, lũ quét, sạt lở đất), bởi tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, nếu không bố trí sớm nơi ở ổn định cho các hộ này, sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, khó lường.

Thứ ba, thực tế cho thấy đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn gặp nhiều khó khăn; trong đó còn 187 xã chưa có đường ô tô được cứng hóa đến trung tâm; 31 xã chưa có điện lưới; hơn 3.400 thôn, bản chưa có đường điện hạ thế; tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện của cả vùng mới đạt 93,9%, còn 1.422 thôn, bản phải sử dụng dầu thắp sáng và các loại nhiên liệu khác; diện tích canh tác được tưới tiêu của các xã chỉ đạt khoảng 23,4% (khu vực miền núi phía Bắc đạt rất thấp (11%). Để khắc phục thực trạng này, phần mục tiêu Đề án xác định đến năm 2025 phấn đấu 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giao thông Vận tải; 70% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa… nhưng không có chỉ tiêu về phát triển lưới điện, các công trình thủy lợi. Đề nghị bổ sung thêm các nội dung này vào dự án 3 về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu của cấp xã, thôn, bản; trong đó cần xác định rõ mục tiêu cụ thể, nguồn lực, lộ trình thực hiện để đạt được mục tiêu của Đề án.

Thứ tư, cùng với các giải pháp về xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, cần đẩy mạnh đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đến nay, tỷ lệ phủ sóng phát thanh, truyền hình cả nước mới đạt trên 90%, những xã chưa có sóng phát thanh, truyền hình là những xã vùng dân tộc miền núi. Ở khu vực này, tỷ lệ hộ có điều kiện sử dụng điện thoại và các phương tiện nghe nhìn như: Tivi, đài phát thanh không đồng đều. Việc xây dựng và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số của các đài phát thanh, truyền hình nhìn chung có cố gắng, nhưng nội dung chưa phong phú, chưa thu hút được sự quan tâm của đồng bào. Mặt khác, sóng phát thanh, truyền hình chưa phủ khắp được vùng dân tộc thiểu số, nên nhiều nơi đồng bào chưa tiếp cận được các chương trình chính thống. Vì vậy, chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc thiểu số chỉ mới có đồng bào dân tộc vùng thấp có sóng phát thanh, truyền hình xem được. Do đó, đây đang là khoảng trống, là cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền chống phá, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Cho nên, cần đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nhanh chóng phủ kín sóng phát thanh, truyền hình để tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng thời lượng phát sóng và nâng cao chất lượng các chương trình phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là kênh VTV5 của Đài Truyền hình Việt Nam.

Thứ năm, “Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” là chương trình mới sau khi được Quốc hội thông qua Nghị quyết phê duyệt đề án “Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”; cần làm rõ mối quan hệ với 2 chương trình mục tiêu quốc gia đang thực hiện, với nguồn lực cần đáp ứng để thực hiện chương trình là rất lớn (hơn 335 nghìn tỷ đồng), vấn đề cân đối ngân sách để đáp ứng được mục tiêu của Đề án là công việc rất đáng quan tâm, tránh tình trạng chính sách không đi liền với ngân sách, làm giảm hiệu quả và lòng tin của chương trình đối với đồng bào.

Trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng tham luận về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn

(Ảnh: quochoi.vn)

Thanh Hoá là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn, dân số đông, địa hình đa dạng. Khu vực miền núi của tỉnh chiếm gần 80% diện tích toàn tỉnh, với dân số ở miền núi là 1,1 triệu người (trong đó có gần 700 ngàn đồng bào các dân tộc thiểu số) sinh sống trải dài trên địa bàn 11 huyện, 225 xã, thị trấn; có 16 xã biên giới với 213,6km đường biên giáp với nước bạn Lào. Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương; tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc.

Tuy nhiên, đây vẫn là vùng khó khăn nhất của tỉnh, trình độ dân trí không đồng đều, tỉ lệ hộ nghèo còn cao; an ninh trên tuyến biên giới tiềm ẩn phức tạp. Đây cũng là địa bàn khí hậu khắc nghiệt, hằng năm phải gồng mình gánh chịu nhiều thiên tai, bão lũ, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Chỉ trong 10 tháng năm 2019, đã xảy ra 10 đợt lốc, sét, mưa đá và 5 cơn bão. Đặc biệt những ngày đầu tháng 8 vừa qua do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đã gây ra lũ ống, lũ quét, sạt lỡ đất kinh hoàng tại các huyện Quan Sơn, Mường Lát … làm 16 người chết, 6 người bị mất tích, 8 người bị thương, thiệt hại hơn 1.312 tỷ đồng. Hiện tại, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân. Vì vậy, việc Quốc hội thảo luận để đi đến thống nhất ban hành nghị quyết vào thời điểm này là rất cần thiết; Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống sẽ đáp ứng lòng mong đợi của các địa phương và đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.

Nhân dịp này, thay mặt nhân dân và cử tri tỉnh Thanh Hóa, Trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan, tổ chức ở Trung ương, các tỉnh, thành, các nhà hảo tâm, các quý vị đại biểu đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, động viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần giúp địa phương và nhân dân vùng lũ lụt, sạt lỡ đất của tỉnh Thanh Hóa vượt qua khó khăn, sớm ổn định về sản xuất và đời sống.

PV

Tin liên quan:
  • Trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng tham luận về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn
    Đa dạng hóa sinh kế cho người dân vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số

    Từ thực tiễn cho thấy, hỗ trợ sinh kế là một trong những giải pháp hiệu quả giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) miền núi xứ Thanh giảm nghèo bền vững.

  • Trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng tham luận về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn
    Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi

    Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2017-2021, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các huyện miền núi tổ chức gần 20 hội nghị tập huấn, tuyên truyền pháp luật cho hàng chục nghìn lượt cán bộ, nhân dân ở các huyện miền núi.

  • Trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng tham luận về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn
    Tăng cường hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi

    Nhằm vận động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đẳng, toàn diện cho mọi trẻ em, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 189/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoan 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

  • Trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng tham luận về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn
    Đoàn ĐBQH Thanh Hóa đóng góp nhiều nội dung quan trọng tại các phiên thảo luận của Quốc hội

    Sáng 31-5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội đã kết thúc Phiên thảo luận về kinh tế - xã hội sau một ngày rưỡi thảo luận tại hội trường. Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều ý kiến đóng góp quan trọng, được cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm.

  • Trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng tham luận về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn
    Giai đoạn 2012 – 2018, tốc độ giảm nghèo ở các huyện miền núi cao gấp 1,7 lần bình quân toàn tỉnh

    Chiều 18-4, đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Mai Sỹ Diến, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với đại diện Ban Dân tộc và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 – 2018.


PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]