(Baothanhhoa.vn) - Với sự chủ động, sáng tạo, nỗ lực của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” đã mang lại kết quả rất đáng phấn khởi. Các cấp hội đã mạnh dạn tham mưu phân bổ kinh phí và vận động nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu của đề án, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tham gia giải quyết vấn đề xã hội góp phần nâng vị thế, phát huy vai trò của phụ nữ

Với sự chủ động, sáng tạo, nỗ lực của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” đã mang lại kết quả rất đáng phấn khởi. Các cấp hội đã mạnh dạn tham mưu phân bổ kinh phí và vận động nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu của đề án, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tham gia giải quyết vấn đề xã hội góp phần nâng vị thế, phát huy vai trò của phụ nữ

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng ban tổ chức và các đại biểu tham quan gian hàng của phụ nữ “Ngày phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp” năm 2022. Ảnh: Lê Hà

Đề án 938 được thực hiện dựa trên quan điểm lấy phụ nữ làm trung tâm, vừa là chủ thể hành động, vừa là đối tượng thụ hưởng, đảm bảo giải quyết được một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, hướng đến xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em. Đề án hướng tới mục tiêu cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng cho hội viên, phụ nữ, cha mẹ có con dưới 16 tuổi về sự cần thiết phải giữ gìn và rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật; khả năng, vai trò của phụ nữ trong đảm bảo an toàn thực phẩm; phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, trong đó hướng đến thực hiện chuyển đổi hành vi; hỗ trợ cán bộ chuyên trách của các cơ quan chức năng nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nhằm hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội ưu tiên; không để xảy ra tình trạng các vụ việc xâm hại, bạo lực nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em mà hội không lên tiếng kịp thời.

Bám sát các mục tiêu của đề án, trên cơ sở định hướng của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã phối hợp tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án. Chủ động, đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo thực hiện đề án theo hướng lựa chọn những nội dung liên quan đến phụ nữ, trẻ em gắn với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hội. Chỉ đạo trong các cấp hội triển khai thực hiện đề án gắn với chủ đề năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”, “Phụ nữ Thanh Hóa thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” và phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Đặc biệt, hội đã chủ động nghiên cứu, lồng ghép hoạt động trong các chương trình, dự án, đề án của tỉnh, kết nối, phối hợp với các tổ chức, cơ quan liên quan để tranh thủ nguồn lực triển khai các hoạt động của đề án. Ký chương trình phối hợp hàng năm với Viện kiểm sát Nhân dân, Tòa án Nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh... triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về nuôi dạy con, an toàn thực phẩm, phòng chống bạo lực gia đình, giáo dục đạo đức, văn hóa của người Việt Nam nói chung, phụ nữ nói riêng... Cùng với đó, chỉ đạo hội LHPN các cấp tích cực tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền triển khai nhiều chủ trương, chính sách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ và trẻ em; quan tâm đến đối tượng phụ nữ và trẻ em nghèo khó khăn; thúc đẩy công tác cán bộ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ được tham gia các hoạt động chính trị; vận động, tạo điều kiện để hội viên, phụ nữ phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Với chủ đề hằng năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”, “Phụ nữ Thanh Hóa thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng”, cấp hội đã vận động nguồn lực, phối hợp, lồng ghép tổ chức trên 5.000 lớp tập huấn, sự kiện truyền thông các kiến thức, kỹ năng về giáo dục đời sống gia đình, giáo dục tiền hôn nhân, phòng chống bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em, bạo lực học đường... cho gần 2 triệu lượt hội viên, phụ nữ với nhiều hình thức phong phú như: Hội thi “Phụ nữ Thanh Hóa với vệ sinh an toàn thực phẩm”, “Phụ nữ Thanh Hóa với an toàn giao thông”; phiên tòa giả định về xét xử tội phạm xâm hại trẻ em; phiên chợ truyền thông “Phụ nữ nói không với thực phẩm bẩn” tại các chợ lớn trên địa bàn tỉnh; phiên chợ truyền thông “Phòng, chống tội phạm và mua bán người” tại các xã giáp biên và địa bàn trọng điểm; tổ chức diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói”, “Ngày hội gia đình hạnh phúc - kết nối yêu thương”, ra mắt điểm hẹn cafe cam - chung tay phòng chống bạo lực gia đình... Qua đó, giúp cha mẹ có điều kiện giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, bổ sung nhiều kiến thức trong chăm sóc, phát triển trẻ...

Song song với các hoạt động truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của hội viên, phụ nữ và cộng đồng, các cấp hội chú trọng xây dựng, duy trì và nâng cao hiệu quả các mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ chủ động giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ. Đây được xem là nội dung quan trọng, nền cốt bền vững cho hoạt động hội nói chung, Đề án 938 nói riêng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 7.323 mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội. Điển hình như: 697 mô hình “Làng quê/khu dân cư an toàn cho phụ nữ và trẻ em” tại 27 huyện, thị xã, thành phố; 1.255 “Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm”; 1.048 CLB “Xây dựng gia đình hạnh phúc”; 1.529 CLB “Gia đình 5 không, 3 sạch”; 3.400 CLB văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; 641 “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”; 223 nhóm “Cha mẹ trong chăm sóc và phát triển trẻ thơ”; thường xuyên tuyên truyền vận động và hỗ trợ giúp đỡ phụ nữ, trẻ em yếu thế, hỗ trợ phụ nữ hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng; kịp thời phát hiện, lên tiếng, can thiệp, hỗ trợ, tham gia giải quyết 61 vụ việc xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em; tổ chức các cuộc đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền các cấp với cán bộ, hội viên, phụ nữ để nắm bắt tư tưởng và đề xuất, giải quyết những vấn đề thiết thân của phụ nữ. Tổ chức và tham gia 2.807 cuộc giám sát, kiến nghị giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ; tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho 18.343 cán bộ hội các cấp, góp phần nâng cao hiệu quả triển khai đề án.

Giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ còn là việc thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động hỗ trợ phụ nữ vươn lên giảm nghèo bền vững, sáng tạo khởi nghiệp. Hội LHPN tỉnh đã tham mưu đề xuất và thực hiện có hiệu quả Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” (gọi tắt là Đề án 939), hàng năm tổ chức cuộc thi "Sản phẩm, ý tưởng sáng tạo” và ngày phụ nữ sáng tạo; hỗ trợ gần 4.000 chị khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp, thành lập 340 mô hình kinh tế tập thể, 699 doanh nghiệp do nữ làm chủ; thành lập Trung tâm hỗ trợ và phát triển phụ nữ, gian hàng giới thiệu sản phẩm sau học nghề; Hội Phụ nữ tỉnh và hơn 50 gian hàng giới thiệu sản phẩm của hội viên phụ nữ tại các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh hỗ trợ gần 200 ngàn phụ nữ vay vốn, tổng dư nợ trên 10.000 tỷ đồng; tổ chức dạy nghề, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho hàng trăm ngàn phụ nữ; hỗ trợ xây, sửa 1.742 mái ấm tình thương trị giá 45 tỷ đồng cho phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... Qua đó, hàng năm giúp trên 3.000 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ đã thoát nghèo, góp phần vào chương trình giảm nghèo chung của tỉnh xuống còn 3,27%.

Tham gia giải quyết vấn đề xã hội góp phần nâng vị thế, phát huy vai trò của phụ nữ

Truyền thông điểm hẹn cafe cam - chung tay phòng, chống bạo lực gia đình.

Đặc biệt, thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu, hỗ trợ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mồ côi”, với phương châm “ở đâu có trẻ mồ côi khó khăn ở đó có mẹ đỡ đầu”, hội đã thành lập 677 “Nhóm mẹ đỡ đầu” tại các chi hội nhằm tạo sức lan tỏa, huy động nguồn lực, phát huy nội lực thực hiện chương trình. Đến nay, có 1.292 trẻ mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận đỡ đầu. Từ chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”, các cấp hội đã trao hàng triệu phần quà cho hội viên, phụ nữ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ tính riêng trong 10 tháng năm 2022 các cấp hội đã trao gần 35.000 suất quà trị giá trên 15 tỷ đồng.

Có thể khẳng định, được sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp, tạo điều kiện của các cấp, ngành, sự nỗ lực của các cấp hội đã phát huy nội lực mạnh mẽ từ chính chị em hội viên, phụ nữ và cơ sở hội trong thực hiện đề án, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, được cấp ủy, chính quyền các cấp đánh giá cao. Cơ bản 6 chỉ tiêu của đề án giai đoạn 2017-2021 đều đạt và vượt. Thực tế cho thấy, thực hiện Đề án 938 trên địa bàn tỉnh đang được các cấp hội LHPN trong tỉnh đẩy mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên và cộng đồng.

Thực hiện đề án này, Hội LHPN tỉnh vinh dự có 1 tập thể và 1 cá nhân được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện. Đây là kết quả nỗ lực của các cấp hội LHPN trong tỉnh thực hiện có hiệu quả nhiều nội dung các vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ, góp phần chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho phụ nữ.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Đề án 938, Hội LHPN tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn do số vụ ly hôn có xu hướng tăng, trong đó số vụ ly hôn vợ chồng trẻ từ 18 - 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao (hơn 50%) đã để lại nhiều hệ lụy đối với phụ nữ và trẻ em; xâm hại phụ nữ và trẻ em, đuối nước trẻ em vẫn còn xảy ra; ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh COVID-19 tác động mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có phụ nữ và trẻ em...

Trong thời gian tới, các cấp hội tiếp tục phát huy vai trò tham mưu, chủ động lồng ghép, vận động nguồn lực, huy động sự tham gia của các cấp, ngành trong triển khai các hoạt động của đề án; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, trong đó cần chú ý đến nhóm phụ nữ khó khăn, phụ nữ ở các khu công nghiệp, vùng sâu, vùng xa, miền núi để đảm bảo họ được tiếp cận với nội dung tuyên truyền; thường xuyên phối hợp tổ chức đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với phụ nữ nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em. Quan tâm đẩy mạnh các hoạt động giám sát thực hiện pháp luật liên quan đến phụ nữ; đồng thời thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện các vụ việc liên quan đến phụ nữ đối với các cơ quan chức năng. Xây dựng, nhân rộng, nâng cao hiệu quả các mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ chủ động giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ. Phát hiện, nhân rộng, tuyên truyền các điển hình, cách làm hiệu quả trong thực hiện đề án.

Ngô Thị Hồng Hảo

Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh


Ngô Thị Hồng Hảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]