(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa hiện có gần 147.000 giáo dân, đang sinh sống tại 450 xã, phường, thị trấn thuộc 25 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Tập trung đông nhất ở các huyện Nga Sơn, Thọ Xuân, Tĩnh Gia, Thạch Thành, Yên Định, Nông Cống và TP Thanh Hóa. Những năm qua, Tỉnh ủy Thanh Hóa luôn quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên là người có đạo góp phần xây dựng tổ chức đảng vùng công giáo vững mạnh, tạo mối quan hệ đoàn kết lương giáo, chung sức đồng lòng, thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quan tâm phát triển Đảng trong đồng bào công giáo

Thanh Hóa hiện có gần 147.000 giáo dân, đang sinh sống tại 450 xã, phường, thị trấn thuộc 25 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Tập trung đông nhất ở các huyện Nga Sơn, Thọ Xuân, Tĩnh Gia, Thạch Thành, Yên Định, Nông Cống và TP Thanh Hóa. Những năm qua, Tỉnh ủy Thanh Hóa luôn quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên là người có đạo góp phần xây dựng tổ chức đảng vùng công giáo vững mạnh, tạo mối quan hệ đoàn kết lương giáo, chung sức đồng lòng, thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Quan tâm phát triển Đảng trong đồng bào công giáo

Ban Chấp hành Đoàn xã Thọ Xương (Thọ Xuân) - xã có hơn 60% đồng bào công giáo mở lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho đoàn viên, thanh niên.

Chúng tôi về huyện Thọ Xuân nơi có 7 giáo xứ, 46 giáo họ, với 21.668 giáo dân sinh sống trên địa bàn. Trao đổi về công tác phát triển Đảng trong đồng bào công giáo, đồng chí Lê Văn Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban tổ chức Huyện ủy, cho biết: Thực hiện Quy định số 123-QĐ/TW ngày 28-9-2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo”, thời gian qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Thọ Xuân đã chỉ đạo các cấp ủy đảng nơi có đồng bào công giáo thực hiện rà soát, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng viên mới sát với tình hình thực tế của địa phương. Từ kế hoạch của các cấp ủy đảng, Ban Thường vụ Huyện ủy phân tích, đánh giá và giao chỉ tiêu cụ thể về bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới cho từng đơn vị; đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng chú trọng tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên người công giáo. Với những giải pháp quyết liệt và cách làm hiệu quả, hàng năm, Đảng bộ huyện Thọ Xuân luôn hoàn thành mục tiêu về phát triển đảng viên mới. Trong đó, có nhiều quần chúng ưu tú là người công giáo đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đến nay, Đảng bộ huyện Thọ Xuân có 245 đảng viên là người công giáo. Khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng, hầu hết đảng viên là người công giáo trên địa bàn huyện Thọ Xuân đều trở thành những hạt nhân tiên phong tham gia vào các phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế ở cơ sở, đồng thời tích cực vận động gia đình, bà con giáo dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, “sống tốt đời đẹp đạo”, giữ gìn mối đoàn kết lương – giáo và chung sức xây dựng quê hương.

Là huyện có đông đồng bào theo đạo công giáo nhất tỉnh, với hơn 27.000 giáo dân, trong những năm qua, Đảng bộ huyện Nga Sơn luôn coi công tác phát triển đảng viên trong đồng bào có đạo là nhân tố góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong vùng đồng bào có đạo, tạo nguồn cán bộ tại chỗ. Để cụ thể hóa Quy định số 123 của Bộ Chính trị (khóa IX), Ban Thường vụ Huyện ủy Nga Sơn đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU, ngày 7-6-2007 về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới”, Chỉ thị số 09-CT/HU, ngày 21-11-2016 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển đảng viên vùng giáo” và đề án nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nông thôn năm 2017. Hàng năm, các cấp ủy cơ sở tiến hành khảo sát về số lượng, chất lượng quần chúng là người có đạo để xây dựng kế hoạch, tạo nguồn và bồi dưỡng kết nạp đảng viên; chọn cấp ủy viên có kinh nghiệm, uy tín và am hiểu về tôn giáo phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, giáo dục và bồi dưỡng người có đạo để kết nạp Đảng. Bên cạnh đó, các cấp ủy cơ sở đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phát động phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào có đạo, gắn với thực hiện Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nhất là các xã có nhiều tín đồ tôn giáo, đồng thời theo dõi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào có đạo để giải quyết kịp thời nhu cầu, bảo đảm đúng theo quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo mối đoàn kết lương – giáo, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Qua phong trào thi đua lao động, công tác tại cơ sở, những quần chúng tiêu biểu được đoàn thể lựa chọn giới thiệu cho chi bộ xem xét đưa vào nguồn phát triển Đảng và cử đi học các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng do cấp ủy huyện tổ chức. Từ năm 2004 đến nay, toàn huyện kết nạp được 140 đảng viên là người có đạo, nâng tổng số đảng viên là người có đạo lên 300 đảng viên.

Để phát triển đảng viên trong đồng bào có đạo nói chung và đồng bào công giáo nói riêng, ngay sau khi có Quy định số 123 của Bộ Chính trị (khóa IX), Hướng dẫn số 40 của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng, chỉ đạo ban thường vụ các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, xây dựng kế hoạch tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt đến các chi bộ. Trên cơ sở đó, nhiều đơn vị, nhất là đối với các địa phương có đông đồng bào có đạo như TP Thanh Hóa, các huyện Thọ Xuân, Tĩnh Gia, Nga Sơn... đã giao chỉ tiêu cho các tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể chính trị - xã hội tạo nguồn kết nạp đảng viên là người có đạo. Qua 15 năm (2004-2019) thực hiện Quy định 123, toàn tỉnh đã kết nạp được 622 đảng viên là người có đạo, trong đó có 558 đảng viên theo đạo công giáo, nâng tổng số đảng viên là người có đạo lên 1.322 người, trong đó đảng viên là người công giáo 1.235 người. Công tác phát triển Đảng được thực hiện đảm bảo đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện, quy định của Điều lệ Đảng. Số lượng, chất lượng kết nạp đảng viên là người có đạo được nâng lên so với trước khi thực hiện Quy định 123. Nhiều nơi trước đây khu vực đồng bào có đạo cả chục năm không có chi bộ, không có đảng viên, nhưng sau khi thực hiện Quy định 123 đã kết nạp và thành lập được chi bộ đảng. Đặc biệt, đối với những nơi có nhiều đồng bào công giáo, cấp ủy đảng đã có nhiều cách làm sáng tạo trong công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tạo nguồn, kết nạp, như: Phân công đảng ủy viên, cán bộ xã, phường về các khu dân cư của đồng bào có đạo để thành lập chi bộ, gây dựng phong trào, tạo nguồn, kết nạp đảng viên mới... Nguồn kết nạp vào Đảng chủ yếu tập trung vào lực lượng quần chúng ưu tú như: Bí thư chi đoàn, trưởng thôn, phố, trưởng các chi hội đoàn thể và cán bộ cấp xã là người có đạo. Những đảng viên là người có đạo đều chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, “sống tốt đời, đẹp đạo”; mối quan hệ giữa đảng viên là người có đạo với đồng bào tôn giáo, với cấp ủy, chính quyền địa phương ngày càng được gắn bó hơn, từng bước tạo sự phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở cơ sở.

Bài và ảnh: Minh Hiếu


Bài Và Ảnh: Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]