(Baothanhhoa.vn) - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào việc bảo tồn, trao truyền, phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân tộc từ thế hệ này qua thế hệ khác. Những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam đã được giữ gìn phát huy qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn phát triển của đất nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phụ nữ xứ Thanh phát huy 4 phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào việc bảo tồn, trao truyền, phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân tộc từ thế hệ này qua thế hệ khác. Những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam đã được giữ gìn phát huy qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn phát triển của đất nước.

Phụ nữ xứ Thanh phát huy 4 phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh và lãnh đạo huyện Thạch Thành trao bằng khen cho các điển hình tiên tiến tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20-10-1930 - 20-10-2020). Ảnh: Hội LHPN tỉnh cung cấp

Ngày nay phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, của người phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã phát động cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước phấn đấu rèn luyện theo 4 phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước: “Tự tin - Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang” để hình thành nên đạo đức người phụ nữ mới, hiện đại.

“Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” là phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, thể hiện vai trò làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ, đồng thời khẳng định vị thế của chị em trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Đối với bản thân người phụ nữ, 4 phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” giúp người phụ nữ nắm bắt cơ hội, tận dụng những yếu tố tích cực, tránh những tác động tiêu cực của thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập, vượt qua những thách thức, khó khăn để trở thành người phụ nữ thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Đối với gia đình, 4 phẩm chất này còn giúp người phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người vợ đảm, người mẹ hiền, từ đó tác động tích cực tới các thành viên trong gia đình, tạo cơ sở để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc bền vững. Đối với cộng đồng, 4 phẩm chất đạo đức đó giúp người phụ nữ có thể thực hiện tốt trách nhiệm công dân, tác động tích cực tới cộng đồng, xã hội, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.

Để cuộc vận động rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” có sức lan tỏa, đi vào chiều sâu và hiệu quả, hằng năm, Hội LHPN tỉnh xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cấp hội cụ thể hóa nội dung rèn luyện gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và các nhiệm vụ trọng tâm của hội. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, với nội dung phong phú, sinh động, hấp dẫn đã thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia, như: tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề, truyền thông, diễn đàn, giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, về nguồn; hội thi “Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, “Phụ nữ Thanh Hóa chung tay xây dựng nông thôn mới”,“Liên hoan hát ru, hát dân ca”... Để hỗ trợ công tác tuyên truyền, hằng năm Hội LHPN tỉnh đã biên soạn, in ấn, phát hành 35.000 cuốn Thông tin Phụ nữ Thanh Hóa và một số ấn phẩm truyền thông tới 100% chi, tổ phụ nữ làm tài liệu sinh hoạt hội viên; phối hợp với các cơ quan báo chí xây dựng tin, bài, phóng sự tuyên truyền giới thiệu các điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực, các mô hình hay, cách làm hiệu quả của các cấp hội phụ nữ trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”.

Song song với hoạt động tuyên truyền, việc xây dựng mô hình truyền thông thay đổi hành vi được các cấp hội chú trọng, nhiều cách làm hay phù hợp theo vùng miền, điều kiện đã tạo sức lan tỏa trong cộng đồng. Điển hình như: Hội LHPN TP Thanh Hóa lựa chọn rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ hội thông qua việc tập trung đổi mới tác phong, lề lối làm việc khoa học, khắc phục hành chính hóa, nâng cao chất lượng tham mưu, thực hiện nghiêm quy chế đi cơ sở của cán bộ hội; phụ nữ Nga Sơn phát huy 4 phẩm chất đạo đức trong phát triển kinh tế thông qua việc xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, tạo việc làm tăng thu nhập, hạn chế phụ nữ đi làm ăn xa như mô hình “HTX tiểu thủ công nghiệp”, “Tổ hợp tác trồng rau an toàn”; Hội LHPN huyện Đông Sơn hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ thông qua câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững”, nhân rộng mô hình “Nhà sạch, vườn mẫu”, “Nhà sạch, vườn đẹp” và phát triển mạnh mẽ phong trào rèn luyện thể dục thể thao ở cơ sở; Hội LHPN thị xã Nghi Sơn tham gia bảo vệ môi trường gắn với an sinh xã hội với nhiều mô hình “Phụ nữ thu gom rác thải nhựa hỗ trợ phụ nữ nghèo và trẻ em gái có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, “Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Hội LHPN huyện Thọ Xuân với mô hình “Tổ, nhóm phụ nữ tiết kiệm giúp nhau mua thẻ bảo hiểm y tế”... Đặc biệt, đã có nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu tự nguyện ủng hộ, đóng góp tiền của, hiến đất, tường rào, ngày công, góp sức trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.... góp phần đưa 8 đơn vị cấp huyện, 313 xã và 740 thôn, bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Có thể khẳng định, cuộc vận động rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” đã tạo hiệu ứng tích cực, được đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ hưởng ứng thực hiện. Nhiều cách làm thể hiện vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ hội, nhất là người đứng đầu; nhiều mô hình, tấm gương tiêu biểu về các phẩm chất đạo đức đã xuất hiện trong cuộc sống ngày một nhiều hơn, đã góp phần động viên các tầng lớp phụ nữ vươn lên, tôn vinh cái đúng, tốt đẹp, ngăn chặn các hành vi sai trái, tiêu cực. Chị em trong sản xuất nông nghiệp đã khắc phục mọi khó khăn, cần cù, tự tin, sáng tạo trong lao động, sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để xây dựng những mô hình vườn, trang trại, gia trại tạo ra sản phẩm cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao theo mô hình VietGAP, mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị, sản phẩm OCOP... qua đó, đã thay đổi cách nghĩ, cách làm của chị em trong việc phát triển các mô hình sản xuất xanh, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Lực lượng nữ công nhân lao động rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, tự tin, bản lĩnh, trách nhiệm khi được giao nhiệm vụ. Lực lượng nữ trí thức tích cực nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đảm nhận các công trình, phần việc khó, nhiều đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp quốc gia do các chị chủ trì đã được áp dụng vào thực tiễn. Lực lượng nữ tiểu thương, doanh nhân ngày càng có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, các chị đã tự tin vượt qua những thách thức, tích cực hòa nhập với kinh tế thị trường, dám nghĩ, dám làm, chủ động trong sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập cho gia đình, xã hội; đồng hành với tổ chức hội hỗ trợ phụ nữ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đồng hành cùng phụ nữ biên cương,... Dù công tác ở lĩnh vực nào, dù hoạt động ở môi trường nào, các chị đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, từng bước khẳng định năng lực, uy tín của mình với cộng đồng, gia đình và xã hội, góp phần vào sự nghiệp đổi mới của quê hương, đất nước. Với những nỗ lực trong thực hiện cuộc vận động, giai đoạn 2015-2020, nhiều tập thể và cá nhân phụ nữ tiên tiến được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động các loại; 139 tập thể và cá nhân được Chính phủ tặng Bằng khen; 296 tập thể và cá nhân được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng Bằng khen; 5 chị được Tổng Liên đoàn Lao động tặng Bằng lao động sáng tạo; 124 tập thể và cá nhân tiêu biểu được UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Trong thời gian tới, các cấp hội LHPN trong tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp phụ nữ rèn luyện các phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” gắn với thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ vun đắp giá trị tốt đẹp gia đình Việt Nam”, “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” (theo tinh thần văn kiện Đại hội XIII của Đảng); tiếp tục duy trì, nhân rộng mô hình hiệu quả tạo sự lan tỏa trong cộng đồng; mỗi cơ sở hội lựa chọn được ít nhất 1 hành động cụ thể để quyết tâm tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ thực hiện tạo chuyển biến trong rèn luyện phẩm chất đạo đức. Tăng cường kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước và rèn luyện phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”.

Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang luôn là phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp, thể hiện vai trò làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ, đồng thời khẳng định vị thế của các chị trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát huy những phẩm chất đạo đức ấy càng có ý nghĩa hơn, giúp người phụ nữ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Chúng ta hy vọng rằng, với những phẩm chất cao quý đó, các chị sẽ vượt qua những thách thức, khó khăn để trở thành người phụ nữ thành công trong công việc và cuộc sống của mình, quyết tâm xây dựng người phụ nữ Thanh Hóa trong thời đại mới.

Ngô Thị Hồng Hảo

Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa


Ngô Thị Hồng Hảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]