(Baothanhhoa.vn) - Thị xã Bỉm Sơn được thành lập ngày 18-12-1981 theo Quyết định số 157/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của Trung ương, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, của Đảng bộ, HĐND, UBND thị xã, sự nỗ lực của Nhân dân, từ một thị xã công nghiệp nhỏ bé, đến nay, Bỉm Sơn đã xây dựng kết cấu kinh tế hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, theo hướng hiện đại, bộ mặt đô thị không ngừng đổi mới, trở thành đô thị loại III. Đồng thời, là hạt nhân vùng kinh tế động lực phía Bắc và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập thị xã Bỉm Sơn (18-12 -1981 - 18-12-2021)

Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống Nhân dân

Thị xã Bỉm Sơn được thành lập ngày 18-12-1981 theo Quyết định số 157/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của Trung ương, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, của Đảng bộ, HĐND, UBND thị xã, sự nỗ lực của Nhân dân, từ một thị xã công nghiệp nhỏ bé, đến nay, Bỉm Sơn đã xây dựng kết cấu kinh tế hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, theo hướng hiện đại, bộ mặt đô thị không ngừng đổi mới, trở thành đô thị loại III. Đồng thời, là hạt nhân vùng kinh tế động lực phía Bắc và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống Nhân dânMột góc thị xã Bỉm Sơn. Ảnh: Xuân Hùng

Sau khi thành lập, Bỉm Sơn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhưng thị xã đã tập trung thực hiện các mục tiêu trọng tâm là phát triển nông nghiệp; phục vụ và bảo đảm công trường thi công Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, chăm lo đời sống Nhân dân; củng cố và phát triển các cơ sở y tế, giáo dục; tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy. Ngày 3-2-1982, dây chuyền số 1 của Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn khánh thành và đi vào sản xuất, dây chuyền số 2 tiếp tục được đầu tư xây dựng. Sau hơn 10 tháng hoạt động, nhà máy đã sản xuất được 200.000 tấn clinker và hơn 150.000 tấn xi măng. Đến ngày 6-11-1983, Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn đã đưa lò nung clinker và dây chuyền sản xuất xi măng số 2 vào vận hành và ngày 2-1-1985 khánh thành toàn bộ nhà máy. Đi đôi với đó, thị xã tập trung phát triển các HTX sản xuất nông nghiệp; chú trọng phát triển các công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương phục vụ tưới tiêu. Đối với vùng kinh tế mới xã Quang Trung xây dựng vùng thâm canh lúa. Phong trào thi đua “Hai tốt” trong giáo dục - đào tạo được duy trì và đẩy mạnh. Hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền có nhiều tiến bộ; công tác phòng bệnh, chữa bệnh đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, thị xã Bỉm Sơn đã phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, kết hợp với tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh, tập trung khai thác tiềm năng, nội lực của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân. Xác định công nghiệp là thế mạnh trong quá trình xây dựng và phát triển, thị xã Bỉm Sơn đã lựa chọn khâu đột phá là phát triển công nghiệp để tạo được bước phát triển vững chắc cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Kết quả, giai đoạn 1986-1990, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 4,48%, giai đoạn 1991-1995 là 9,52%; giai đoạn 1996-2000 là 12,3%...; giai đoạn 2005-2010 hơn 15%. Đối với giai đoạn 2016–2020, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ X, thị xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thực hiện nhiều biện pháp nhằm kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn; đồng thời, bảo đảm tốt an ninh trật tự, công tác giải phóng mặt bằng, để các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư. Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp được đầu tư tương đối đồng bộ; các tuyến đường trục trong khu công nghiệp 18,75km, hệ thống thoát nước 11,5km, hoàn thiện các tuyến đường điện 13,9km, hệ thống cấp nước 4,9km. Các ngành dịch vụ từng bước được đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ, tỷ trọng ngành dịch vụ đã tăng đúng hướng trong cơ cấu kinh tế của thị xã. Hệ thống chợ và siêu thị được đầu tư mở rộng và nhiều cửa hàng thực phẩm an toàn hoạt động tại hầu hết các xã, phường, góp phần cung cấp ngày càng nhiều thực phẩm sạch cho tiêu dùng của Nhân dân. Các công trình dịch vụ văn hóa - thể thao được đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn. Các di tích lịch sử, văn hóa được quan tâm trùng tu, tôn tạo, chất lượng phục vụ tại các điểm du lịch tâm linh và các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng ngày càng tốt hơn. Hệ thống thoát nước ở các khu dân cư được quan tâm đầu tư, nâng cấp bảo đảm không gây ngập úng trong mùa mưa bão. Đi đôi với đó, thị xã đã và đang từng bước đầu tư xây dựng các khu không gian xanh công cộng đô thị, gồm: trung tâm thể thao, quảng trường, công viên trung tâm; kết hợp với việc nâng cấp cải tạo các tuyến đường Trần Phú, đường Nguyễn Đức Cảnh... từng bước làm thay đổi diện mạo khu trung tâm đô thị. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch đạt 99%. Các công trình tạo “Điểm nhấn” về kiến trúc, cảnh quan đô thị luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện, như: Chợ Bỉm Sơn, dự án Trung tâm Thương mại Viettinbank... Để tạo thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thị xã tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là việc xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả từ thị xã đến các xã, phường. Thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính; làm tốt công tác rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho các công dân và tổ chức, doanh nghiệp. Đi đôi với đó, các đồng chí lãnh đạo thị xã thường xuyên gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của nhà đầu tư và doanh nghiệp để nắm bắt, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư và sản xuất, kinh doanh. Thực hiện tốt việc công khai minh bạch, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực đất đai, thực hiện hỗ trợ mạnh mẽ nhà đầu tư về công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư. Đồng thời, bảo đảm tốt an ninh trật tự cho nhà đầu tư thực hiện dự án cũng như trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Để lãnh đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, Đảng bộ thị xã tiếp tục kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, đề ra nhiều giải pháp và hoạt động để nâng cao chất lượng tổ chức đảng; thường xuyên tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các tổ chức đảng. Đến nay, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng ngày một nâng lên, không có tổ chức đảng yếu kém. Đội ngũ cán bộ, đảng viên thị xã đã thực hiện tốt quy định nêu gương, gương mẫu trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Kết quả, giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,6%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với thực tế phát triển của thị xã; trong đó, công nghiệp - xây dựng chiếm 74,91%, dịch vụ - thương mại 24,11%, nông nghiệp - lâm nghiệp 0,98%; thu nhập bình quân đầu người 80,1 triệu đồng/năm. Về phát triển doanh nghiệp, thị xã đã thành lập mới được 463 doanh nghiệp, nâng số doanh nghiệp đang hoạt động lên 600 doanh nghiệp; nhiều doanh nghiệp hoạt động ổn định, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Đi đôi với đó, thị xã thực hiện tốt công tác lập quy hoạch xây dựng làm cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý, đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng khu công nghiệp. Mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất của các trường học được quan tâm đầu tư tốt hơn. Thị xã tiếp tục thực hiện có hiệu quả “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt. Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn đã được đầu tư thêm nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao; nhiều trạm y tế xã, phường đã được đầu tư mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế.

Ghi nhận những thành tích đã đạt được thời gian qua, đã có hàng trăm tập thể và cá nhân thị xã Bỉm Sơn được Đảng, Nhà nước phong tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý, như: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, danh hiệu tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, Cờ thi đua, Bằng... năm 2011 nhân kỷ niệm 30 năm thành lập, thị xã Bỉm Sơn đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.

40 năm xây và phát triển, thị xã Bỉm Sơn đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng hiện đại nhưng vẫn gìn giữ và phát huy được những giá trị truyền thống. Trân trọng và tự hào về truyền thống vẻ vang của vùng đất địa đầu xứ Thanh, là cội nguồn sức mạnh, động lực tinh thần to lớn để Bỉm Sơn phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực quyết tâm phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống Nhân dân. Trong đó, thị xã chú trọng đẩy mạnh thu hút đầu tư để phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp, dịch vụ; huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển nhanh, đồng bộ hạ tầng đô thị gắn với mở rộng không gian đô thị; phấn đấu đến năm 2025 trở thành đô thị trung tâm động lực phía Bắc của tỉnh; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 90 triệu đồng trở lên. Để đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra, thị xã tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong đó, ưu tiên nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông; chỉnh trang các khu dân cư cũ, phát triển các khu dân cư mới theo hướng mở rộng, hình thành các khu đô thị mới với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính tiến tới xây dựng chính quyền điện tử. Phát triển đa dạng dịch vụ - thương mại có nhiều tiềm năng, lợi thế; mở rộng mạng lưới và đổi mới phương thức hoạt động các trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn theo hướng văn minh, hiện đại. Quản lý chặt chẽ quy hoạch, trật tự đô thị, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, văn hóa - xã hội, kết hợp với chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị bền vững. Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; thực hiện rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp; tập trung đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động các lĩnh vực văn hóa; đồng thời, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân và phòng, chống dịch bệnh; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh để mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản. Thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động, nhất là lao động ở nông thôn. Thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn.

Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]