(Baothanhhoa.vn) - Tham luận của Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi tại Hội thảo “Triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh” do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ và Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức.

Một số vấn đề cần quan tâm khi triển khai các chương trình, dự án tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội

Tham luận của Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi tại Hội thảo “Triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh” do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ và Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức.

Một số vấn đề cần quan tâm khi triển khai các chương trình, dự án tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội

Trên cơ sở nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành, nhiều văn bản luật, nghị định, nghị quyết, quyết định có nội dung liên quan đến chính sách dân tộc nói chung và các chính sách cụ thể về bảo đảm an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng, về cơ bản, đời sống vật chất vả tinh thần cùa nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từng bước được cải thiện, đảm bảo an sinh xã hội. Điều này đã khẳng định sự phù hợp, đúng đắn về chủ trương đối với công tác giảm nghèo. Chính sách giảm nghẻo đã phát huy mạnh mẽ trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, thu hút sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người nghèo tạo sự chuyến biến về nhận thức và hành động của một bộ phận người nghèo, đặc biệt đã xuất hiện một số điển hình làm đơn tự nguyện xin thoát nghèo.

Thành tựu nổi bật cụ thể qua giám sát Nghị quyết số 76/2014/QH13 là đã hoàn thành mục tiêu về giảm nghèo của cả 2 giai đoạn (2015 và 2016-2020); và mục tiêu về tỷ lệ hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế; về tỷ lệ số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều bao gồm cả chỉ số thu nhập và sự thiếu hụt tiếp cận 5 dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin và truyền thông) đã giúp xác định mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. Nguồn lực cho giảm nghèo tăng, cơ bản hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào DTTS có nhu cầu, đủ điều kiện đều đã được thụ hưởng tín dụng chính sách xã hội. Quan tâm thúc đẩy kết nối phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng thông qua việc thành lập, quy định quy chế tổ chức hoạt động và phối hợp Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015- 2020. Các chính sách hỗ trợ cho không dần được bãi bỏ. Các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được rà soát, sửa đổi, bổ sung và tiếp tục duy trì ổn định đã cỏ tác động tốt. Công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo được tăng cường và đôi mới.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập do khoảng cách đời sống vật chất, tinh thần giữa các vùng miền còn xa; chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa ở vùng đồng bào DTTS&MN tuy đã dược nâng lên nhưng so với mặt bằng chung vẫn còn thấp, mức độ tiếp cận các dịch vụ còn nhiều khó khăn. Vẫn còn khoảng 19,1% người DTTS trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt; Tỷ lệ được cấp thẻ BHYT cao nhưng tỷ lệ khám, chữa bệnh còn thấp. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS trong cơ quan nhà nước các cấp có xu hướng giảm; Kết quả giảm nghèo chưa bền vững; Tỷ lệ hộ nghèo giảm không đồng đều trong các vùng của cả nước. Đây là thực trạng kéo dài qua nhiều giai đoạn nhưng chưa được khắc phục triệt để.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế cần quan tâm các chương trình, dự án mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiếu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, gồm các dự án : Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: đây là điều kiện sinh kế bảo đảm ổn định cuộc sống, có việc làm, giải quyết vấn đề 1 nước sản xuất và sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc; Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khỏ khăn; Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.

Một số vấn đề về an sinh xã hội cần quan tâm nữa là hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững, bảo đảm quyền con người. Thực hiện chức năng phòng ngừa là phát triển thị trường lao động lành mạnh, đồng bộ. Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin và việc làm). Phát triển hệ thống y tế công bằng, chất lượng và hiệu quả. Thực hiện chức năng giảm thiểu rủi ro, có vị trí đặc biệt quan trọng khi rủi ro xảy ra sẽ hướng tới bao phủ BHXH, BHYT toàn dân, là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, là sự bảo đảm thay thế, hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ hết tuổi lao động, ốm đau, gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Thực hiện chức năng khắc phục rủi ro là bảo vệ an toàn cho các thành viên trong xã hội khi họ gặp phải rủi ro mà bản thân không thể khắc phục được, để họ không phải rơi vào cảnh bần cùng.

Nhóm PV XDĐ-NC (Lược ghi)


Nhóm PV XDĐ-NC (Lược ghi)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]