(Baothanhhoa.vn) - Cách đây 80 năm (19-5-1941 – 19-5-2021), Mặt trận Việt Minh được thành lập, thể hiện tính sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh với sứ mệnh tập hợp, đoàn kết các tầng lớp Nhân dân, các đảng phái, các dân tộc, tôn giáo..., đã tạo sức mạnh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đánh đuổi phát xít Nhật - đế quốc Pháp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Mặt trận Việt Minh (19-5-1941 - 19-5-2021)

Mặt trận Việt Minh và tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cách đây 80 năm (19-5-1941 – 19-5-2021), Mặt trận Việt Minh được thành lập, thể hiện tính sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh với sứ mệnh tập hợp, đoàn kết các tầng lớp Nhân dân, các đảng phái, các dân tộc, tôn giáo..., đã tạo sức mạnh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đánh đuổi phát xít Nhật - đế quốc Pháp.

Mặt trận Việt Minh và tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước sau hơn 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài. Tháng 5-1941, Người triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khóa I) của Đảng ở Khuổi Nậm, Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, quyết định sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng - khẳng định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam.

Để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các dân tộc, tôn giáo, các giới... vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.

Ngày 19-5-1941, Mặt trận Việt Minh ra đời thay cho Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Việc quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh là một chủ trương hết sức sáng suốt của Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sự phát triển phong trào cách mạng giải phóng dân tộc mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Về tổ chức: Mặt trận Việt Minh được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Về chủ trương: Mặt trận Việt Minh liên hiệp hết thảy các tầng lớp Nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị nào, giai cấp nào, đoàn kết chiến đấu để đánh đuổi Pháp - Nhật giành quyền độc lập cho xứ sở; giúp đỡ Ai Lao Độc lập Đồng minh và Cao Miên Độc lập Đồng minh để cùng thành lập Đông Dương Độc lập Đồng minh. Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một Chính phủ Nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy lá cờ đỏ ngôi sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc.

Tháng 10-1941, Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ, công khai đường lối, chính sách, phương pháp tiến hành và tổ chức lực lượng đấu tranh để thực hiện mục đích cứu nước của mình. Ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị về sửa soạn khởi nghĩa. Ngày 15-3-1945, Việt Minh ra lời kêu gọi kháng Nhật cứu nước, chỉ rõ phát xít Nhật là kẻ thù số một của Nhân dân châu Á và của cả loài người. Ngày 25-3-1945, Việt Minh phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước trên khắp cả nước, vận động quần chúng Nhân dân chuyển qua các hình thức đấu tranh cao, như: biểu tình chính trị, tiến hành thị uy võ trang, mít tinh công khai giữa đình hay giữa chợ... từ đó, nhiều nơi quần chúng thợ thuyền tự động bãi công, học sinh bãi khóa... Nhờ có chính sách đúng, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của các tầng lớp Nhân dân mà tổ chức và phong trào Việt Minh phát triển nhanh chóng và lan rộng ra khắp nước.

Mặt trận Việt Minh được thành lập theo sáng kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp các tầng lớp Nhân dân, các đảng phái yêu nước và các tổ chức cứu quốc đoàn kết, động viên toàn dân vùng lên giành chính quyền, đưa Cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, sách lược của ta lúc này là mở rộng Việt Minh. Từ ngày 11-11-1945, Đảng ta tuyên bố “giải tán”, thực chất là chuyển vào hoạt động bí mật để tránh mũi nhọn tấn công của kẻ thù, chủ động duy trì và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, đưa đất nước vượt qua thác ghềnh nguy hiểm. Từ đó, vai trò của Việt Minh trong đời sống chính trị của đất nước ngày càng được đề cao, trở thành hình ảnh của khối đại đoàn kết các tầng lớp, các đảng phái, tôn giáo, dân tộc, ngày càng thu nhận thêm những tổ chức thành viên mới, những nhân sĩ yêu nước, trí thức cao cấp thuộc các tầng lớp trên của xã hội.

Những hoạt động yêu nước sôi nổi, chân thành và nhiệt tình của Việt Minh đã góp phần tích cực vào việc đoàn kết toàn dân chung quanh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ cách mạng, giữ vững chủ quyền dân tộc.

Để đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng và sự phát triển của Mặt trận Dân tộc Thống nhất, năm 1946 Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) được thành lập. Ngày 3-3-1951, Đại hội toàn quốc Mặt trận Thống nhất Việt Minh - Liên Việt lấy tên là Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt) được tiến hành. Ngày 10-9-1955, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất họp tại Hà Nội đã quyết định thành lập MTTQ Việt Nam... Như vậy, từ ngày ra đời đến nay, nội dung và hình thức tổ chức của mặt trận có sự thay đổi phù hợp với nhiệm vụ cách mạng từng lúc, từng nơi, song vẫn luôn khẳng định sứ mệnh tập hợp, đoàn kết các tầng lớp Nhân dân, các đảng phái, các dân tộc, tôn giáo, phát huy lòng yêu nước, nhiệt tình cách mạng, ý chí đấu tranh, sự hy sinh và cống hiến của mỗi người, góp phần tạo nên những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đánh giá vai trò của Mặt trận Việt Minh, Tuyên ngôn của Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Liên Việt họp tháng 3-1951 nêu rõ: Lịch sử Việt Minh 10 năm đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc cũng là những trang sử vẻ vang vào bậc nhất của dân tộc Việt Nam ta. Việt Minh có được những thành tích vẻ vang đó trước hết là do đường lối cách mạng nói chung và chủ trương, chính sách mặt trận nói riêng của Đảng đúng đắn, sáng tạo, hợp lòng dân, trong đó nổi bật là Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc - linh hồn của những chủ trương, đường lối đó. Uy tín to lớn và sự chỉ đạo trực tiếp của Người đã tạo cho Nhân dân niềm tin vào Mặt trận Việt Minh.

Thành công và uy tín của Việt Minh cũng đồng nghĩa với thành công và uy tín của Đảng - một Đảng đã thật sự hóa thân vào mặt trận, sống trong lòng dân để lãnh đạo dân làm cách mạng, vừa bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo, vừa tôn trọng tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, khuyến khích và tạo điều kiện để mặt trận hoạt động có hiệu quả (1).

Việt Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]