(Baothanhhoa.vn) - Sáng 29 - 8, lãnh đạo UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị nghe báo cáo, thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng. Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lãnh đạo UBND tỉnh thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng

Sáng 29 - 8, lãnh đạo UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị nghe báo cáo, thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng. Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Lãnh đạo UBND tỉnh thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các sở ngành liên quan của tỉnh.

Lãnh đạo UBND tỉnh thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng

Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông trình bày Kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, gia đoạn 2019 -2025. Theo đó, các nội dung trong kế hoạch nhằm tăng cường sự phối hợp giữa tỉnh Thanh Hóa với các cơ quan báo chí truyền thông trong công tác thông tin, tuyên truyền về tỉnh Thanh Hóa, bảo đảm kịp thời chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước và của tỉnh.

Lãnh đạo UBND tỉnh thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng

Đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Đồng thời thông tin, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về miền đất và con người Thanh Hóa đến độc giải trong và ngoài nước. Xây dựng và tạo lập kênh cung cấp thông tin, đối thoại hai chiều để nắm bắt tình hình, phục vụ công tác lãnh đạo chỉ đạo điều hành của tỉnh.

Lãnh đạo UBND tỉnh thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng

Đồng chí Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các ngành có liên quan của tỉnh đã tập trung thảo luận và đưa ra những hình thức thực hiện thông tin truyền thông về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và quảng bá hình ảnh của tỉnh Thanh Hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Lãnh đạo UBND tỉnh thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng

Đồng chí Phạm Văn Báu, Tổng biên tập Báo Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu kết luận nội dung này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đánh giá cao công tác thông tin truyền thông của tỉnh, Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Trong đó nội dung phong phú hơn, nhiều bài viết có chất lượng, thông tin kịp thời các vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh trên các loại hình báo chí. Tuy nhiên, trong công tác thông tin truyền thông vẫn còn hạn chế, hiệu quả hợp tác chưa cao, chưa cụ thể nội dung. Tính chủ động nhanh nhạy trong việc xử lý các thông tin xấu độc, không có lợi cho tỉnh còn chậm. Kết quả thông tin tuyên truyền về kinh tế - xã hội - du lịch của tỉnh còn hạn chế. Các hình thức mới và có sự lan tỏa trong truyền thông chưa được triển khai nhiều.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng thống nhất là xây dựng kế hoạch công tác thông tin truyền thông giai đoạn 2020 – 2025. Mục tiêu phải tập trung phản ánh sâu rộng về các thông tin tích cực của tỉnh Thanh Hóa trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế. Thông qua đó xây dựng hình ảnh về quê hương và con người Thanh Hóa. Chủ động xử lý các thông tin xấu độc, không có lợi cho sự phát triển của tỉnh. Đồng thời, xây dựng mục tiêu cụ thể truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quan tâm phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông Trung ương trong việc sản xuất các ấn phẩm về tỉnh Thanh Hóa. Tập trung nghiên cứu về các phóng sự, bộ phim, video… giới thiệu về tỉnh Thanh Hóa có chất lượng để phát trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế.

Về giải pháp nâng cao chất lượng các phương tiện truyền thông của tỉnh trong thời kỳ mới, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cần chủ động có các tác phẩm chuyên sâu, có tính định hướng trên các ấn phẩm báo chí. Nhất là các bài viết chuyên sâu của các nhà nghiên cứu về lịch sử, danh lam thắng cảnh của tỉnh để tuyên truyền. Từng cơ quan báo chí của tỉnh phải có kế hoạch cụ thể để nâng cao chất lượng truyền thông theo chức năng, nhiệm vụ của mình và quan tâm đào tạo chất lượng nguồn nâng lực và nâng cao thu nhập cho cán bộ, phóng viên. Đầu tư trang thiết bị cho các cơ quan báo chí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác thông tin truyền thông và chất lượng các website của các sở, ngành của tỉnh. Bên cạnh đó, nghiên cứu ban hành các tiêu chí đánh giá hoạt động hàng năm và nâng cao chất lượng các website của các sở, ngành. Huy động nguồn lực cho phát phát triển các công ty truyền thông, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp trong công tác truyền thông. Sở Thông tin và Truyền thông tiếp thu ý kiến, xây dựng kế hoạch cụ thể như một chiến lược truyền thông để nâng cao vị thế, hình ảnh quê hương và con người Thanh Hóa và hoàn thành trong tháng 11-2019 để báo cáo Thường trực Tỉnh ủy.

Lãnh đạo UBND tỉnh thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng

Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại hội nghị.

Cũng tại hội nghị, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư trình bày báo cáo về việc triển khai một số nhiệm vụ UBND tỉnh giao thực hiện thông báo kết quả Hội nghị lần thứ 18, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII. Theo đó, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện hoàn thành nhiều dự án đầu tư kinh doanh đi vào hoạt động, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và tăng thu ngân sách của tỉnh. Nhiều dự án quy mô lớn đã hoàn thành, như các Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Công Thanh; Nhiệt điện Nghi Sơn I; FLC Sầm Sơn; các nhà máy đường, thủy điện, may mặc, giày da, khu thương mại, du lịch, khách sạn… Đặc biệt Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và các sản phẩm công nghiệp mới đã đóng góp lớn cho ngành công nghiệp, xuất, nhập khẩu, thu ngân sách Nhà nước và tăng trưởng của tỉnh.

Lãnh đạo UBND tỉnh thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng

Đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi sơn và các khu công nghiệp tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Bên cạnh đó, một số dự án lớn đang được triển khai thực hiện, như Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2; Dây chuyền 3 – Nhà máy xi măng Long Sơn; Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn; Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn; các bến cảng tổng hợp, bến cảng Container trong Khu Kinh tế Nghi Sơn; các khu đô thị mới trên địa bàn TP Thanh Hóa; các trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt, lợn chất lượng cao… sẽ góp phần tạo đột phát trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch.

Lãnh đạo UBND tỉnh thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng

Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại hội nghị.

Một số dự án chậm tiến độ đã có những chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây do nhà thầu tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt từ đầu năm.

Phát biểu kết luận nội dung này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đề nghị các sở ngành có liên quan của tỉnh hoàn chỉnh danh mục các dự án. Các ngành, địa phương được phân công là chủ đầu tư đề xuất tiến độ để hoàn chỉnh báo cáo trình UBND tỉnh phê duyệt. Yêu cầu chủ đầu tư ký cam kết tiến độ giải phóng mặt bằng đối với các dựa án. Đồng thời, bổ sung vào danh mục kế hoạch thực hiện đối với các dự án chuẩn bị đầu tư trong các lĩnh vực, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng…

Cũng tại hội nghị, đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã báo cáo ban hành chính sách hỗ trợ xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 45 cơ sở sản xuất vôi đang hoạt động với sản lượng 121.000 tấn/năm. Do hầu hết các chủ hộ gia đình có lò vôi thủ công đều gặp khó khăn trong bố trí kinh phí tháo dỡ, vận chuyển, đổ thải khi xóa bỏ và chuyển đổi việc làm. Do đó, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất chính sách hỗ trợ kinh phí tháo dỡ, khôi phục mặt bằng đối với các lò vôi hoàn thành tháo dỡ trước 31-12-2019 với các mức là 20 triệu đồng/lò dưới 20 tấn; 25 triệu đồng/lò từ 20 tấn trở lên; 412 triệu/lò thủ công liên hoàn… Đồng thời, hỗ trợ 3 tháng lương tối thiểu vùng được quy định cho các lao động tại các cơ sở sản xuất phải chấm dứt hoạt động và hoàn thành việc tháo dỡ, trả lại mặt bằng từ ngày chính sách này được ban hành đến 31-12-2020. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ xóa bỏ lò vôi thủ công là hơn 6,4 tỷ đồng.

Đối với nội dung này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng thống nhất với các mức hỗ trợ mà Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng. Đồng thời, yêu cầu Sở Lao động, Thương binh và Xã hội sớm hoàn hoàn chỉnh để ban hành chính sách hỗ trợ xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]