(Baothanhhoa.vn) - Cách đây 553 năm, vào thời nhà Lê, năm Quang Thuận thứ 10 (1469), Lang Chánh trở thành một đơn vị hành chính tương đương cấp huyện. Là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, nơi đây từng được vị Anh hùng dân tộc Lê Lợi chọn làm căn cứ chiến lược trong suốt 10 năm của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cùng với Nhân dân cả nước, con em các dân tộc huyện Lang Chánh đã anh dũng kiên cường, đóng góp sức người, sức của góp phần làm nên những chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Lang Chánh tự hào tiếp bước truyền thống 40 năm tái lập và phát triển

Cách đây 553 năm, vào thời nhà Lê, năm Quang Thuận thứ 10 (1469), Lang Chánh trở thành một đơn vị hành chính tương đương cấp huyện. Là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, nơi đây từng được vị Anh hùng dân tộc Lê Lợi chọn làm căn cứ chiến lược trong suốt 10 năm của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cùng với Nhân dân cả nước, con em các dân tộc huyện Lang Chánh đã anh dũng kiên cường, đóng góp sức người, sức của góp phần làm nên những chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Lang Chánh tự hào tiếp bước truyền thống 40 năm tái lập và phát triển

Thị trấn Lang Chánh đang ngày một đổi mới và phát triển. Ảnh: Phong Sắc

Sau ngày đất nước thống nhất, thực hiện chủ trương của Đảng, Hội đồng Chính phủ đã thực thi nhiều chính sách xây dựng cấp huyện, trong đó có việc điều chỉnh đơn vị hành chính một số tỉnh, huyện cho phù hợp với yêu cầu mới. Căn cứ vào đề nghị của UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 5-7-1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 177-CP, sáp nhập 2 huyện Ngọc Lặc và Lang Chánh thành huyện Lương Ngọc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ huyện Lương Ngọc, huyện đã vượt qua những khó khăn, phức tạp, tập trung phát huy tiềm lực về tài nguyên thiên nhiên, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững an ninh, quốc phòng, văn hóa, giáo dục phát triển, từng bước cải thiện đời sống Nhân dân.

Ngày 30-8-1982, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 149-QĐ/HĐBT chia tách huyện Lương Ngọc thành 2 huyện Ngọc Lặc và Lang Chánh theo địa giới hành chính trước khi sáp nhập. Đây được xem là mốc thời gian lịch sử đánh dấu tái lập huyện.

Những năm đầu tái lập huyện, Lang Chánh gặp vô vàn những khó khăn, thách thức về mọi mặt, song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, huyện đã tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Nhờ đó, nhiều công trình giao thông nông thôn, thủy lợi, hệ thống trường học, trạm xá, các công trình trụ sở cơ quan, trạm điện, nhà dân được nâng cấp và xây mới. Dựa vào tiềm năng và thế mạnh sẵn có, huyện xác định cơ cấu nông - lâm - tiểu thủ công nghiệp, theo hướng nông - lâm kết hợp, lấy lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc làm mũi nhọn phát triển, lấy lương thực làm cơ sở vững chắc, bước đầu tạo động lực để kinh tế - xã hội phát triển và gặt hái được những thành quả nhất định. Trong hơn 35 năm đổi mới, Đảng bộ huyện Lang Chánh đã lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và đạt được những thành tựu to lớn, đó là phát triển kinh tế - xã hội, thoát nghèo theo hướng bền vững, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm giai đoạn 2016-2020 đạt 15,7%. Trong đó, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng 8,1%, công nghiệp - xây dựng tăng 23%, dịch vụ tăng 23%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tổng giá trị sản xuất năm 2020 đạt 2.455 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 30 triệu đồng/năm. Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đạt nhiều kết quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt, năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn 5,57%, giảm 29,43% so với năm 2010.

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025 với phương châm “Đoàn kết - kỷ cương - đổi mới - phát triển” đã đề ra 3 chương trình trọng tâm (phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm; phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung trang trại, gia trại gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ) và 2 khâu đột phá (đột phá về công tác cán bộ và xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội) thể hiện quyết tâm thoát nghèo và vươn lên mạnh mẽ của toàn Đảng bộ huyện.

Sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội, huyện Lang Chánh đã gặt hái được nhiều kết quả về mọi mặt. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Các cấp ủy đảng làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Kinh tế có bước phát triển đáng ghi nhận, điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo hiện nay là 30,62% (theo chuẩn nghèo mới). Hạ tầng cơ sở được tăng cường xây dựng, các công trình giao thông, điện, đường, trường, trạm được đầu tư nâng cấp, xây mới tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân sinh hoạt và phát triển kinh tế. Hoạt động huy động vốn đầu tư phát triển được quan tâm đúng mức, toàn huyện có 132 doanh nghiệp và 24 HTX được thành lập. Phong trào xây dựng nông thôn mới bước đầu đạt kết quả tích cực; hiện nay toàn huyện có 2/9 xã, 30/78 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới, 2 thôn, bản đạt các tiêu chí thôn kiểu mẫu của tỉnh...

Tiềm năng về du lịch tâm linh, sinh thái, văn hóa cộng đồng được khai thác hiệu quả. Các địa danh như: chùa Mèo (thị trấn Lang Chánh), thác Ma Hao, bản Năng Cát (xã Trí Nang), thác Hón Lối (xã Giao Thiện) được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, đến nay, có 25/31 trường đã đạt chuẩn quốc gia. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; phòng, chống dịch bệnh được thực hiện tốt. Các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, đền ơn đáp nghĩa được quan tâm, chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân luôn được củng cố, tăng cường, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới luôn được bảo đảm. Đây là những tiền đề vững chắc để Đảng bộ và Nhân dân huyện Lang Chánh vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh và bền vững trong những giai đoạn cách mạng mới.

Sau chặng đường 40 năm tái lập, diện mạo của huyện ngày một khởi sắc, đời sống Nhân dân ngày được nâng cao, bản làng ngày thêm đổi mới. Có được thành tựu như ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; tạo điều kiện giúp đỡ của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các huyện bạn. Đó cũng là kết quả đóng góp to lớn của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt huyện qua các thời kỳ, cùng với nỗ lực cố gắng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc trong huyện suốt 40 năm qua.

Với những thành tích đạt được, cán bộ và Nhân dân các dân tộc huyện Lang Chánh vinh dự và tự hào được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; lực lượng công an huyện được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất và Huân chương Quân công hạng Ba; cán bộ, Nhân dân xã Yên Khương được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước... và nhiều hình thức khen thưởng cao quý khác của Đảng và Nhà nước.

Nhìn lại chặng đường 40 năm tái lập huyện, mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong huyện đều tự hào về những thành quả đạt được, song cũng thấy được trách nhiệm của bản thân mình trong việc giữ gìn, tiếp nối những thành tựu thế hệ đi trước đã đạt được, từ đó nêu cao ý thức tự lực, tự cường, khát vọng xây dựng Lang Chánh phồn vinh, hạnh phúc. Trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Lang Chánh xác định nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị là then chốt, đổi mới công tác cán bộ là đòn bẩy cho việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục phát huy sức mạnh toàn dân, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế; huy động mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế; nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; chuyển dịch hợp lý cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe Nhân dân và các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục - thể thao, bảo vệ môi trường... Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân. Tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững trật tự, an toàn xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo bền vững. Quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp, trước hết là mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.

Nguyễn Xuân Hồng

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Lang Chánh


Nguyễn Xuân Hồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]