(Baothanhhoa.vn) - Một trong những vấn đề được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm đã được kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVII tiến hành chất vấn giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn chậm; nhất là việc xây dựng các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh để có sản phẩm hàng hóa số lượng lớn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và gắn với xây dựng thương hiệu để quảng bá, giới thiệu với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh còn hạn chế”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khắc phục những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng sản xuất tập trung gắn với xây dựng sản phẩm có thương hiệu

Một trong những vấn đề được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm đã được kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVII tiến hành chất vấn giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn chậm; nhất là việc xây dựng các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh để có sản phẩm hàng hóa số lượng lớn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và gắn với xây dựng thương hiệu để quảng bá, giới thiệu với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh còn hạn chế”.

Khắc phục những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng sản xuất tập trung gắn với xây dựng sản phẩm có thương hiệu

Đồng chí Lê Đức Giang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN& PTNT). Ảnh:Minh Hiếu

Trả lời tại phiên chất vấn sáng 12-12, đồng chí Lê Đức Giang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN& PTNT) cho biết:

Phát triển nông nghiệp là lĩnh vực luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo, có nhiều quyết sách quan trọng, đặc biệt là Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 20/4/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, ngành NN& PTNT đã phối hợp tích cực với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp và bà con nông dân tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ về phát triển nông nghiệp, trong đó có việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh để có sản phẩm hàng hóa có số lượng lớn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Đến nay, kết quả thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong lĩnh vực trồng trọt đã chuyển đổi linh hoạt 36.444 ha cây trồng kém hiệu quả sang các cây trồng khác có hiệu quả cao hơn và nuôi trồng thủy sản. Nhiều đối tượng cây trồng mới có thị trường tiêu thụ tốt được đưa vào gieo trồng đã nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Các mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả cao được xây dựng và nhân rộng. Chăn nuôi chuyển mạnh sang mô hình trang trại tập trung, quy mô lớn. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vững. Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi khu vực miền núi; nhiều dự án lớn đã được thu hút và thực hiện theo hướng công nghệ cao, phát triển theo chuỗi giá trị. Về lâm nghiệp, đã hoàn thành việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng theo hướng cơ bản ổn định diện tích rừng đặc dụng, tăng diện tích rừng sản xuất gắn với phát huy chức năng phòng hộ (diện tích rừng đặc dụng giảm 145,43 ha, diện tích rừng phòng hộ giảm 21.486,54 ha, diện tích rừng sản xuất tăng 20.752,97 ha). Trong nuôi trồng thủy sản, đã chuyển đổi diện tích nuôi tôm sú quảng canh năng suất thấp sang phát triển nuôi tôm chân trắng thâm canh; nhiều hình thức nuôi mới đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Khắc phục những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng sản xuất tập trung gắn với xây dựng sản phẩm có thương hiệu

Toàn cảnh kỳ họp

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm; một số cây trồng, vật nuôi phải thật sự cố gắng, tập trung cao độ mới đạt kế hoạch, như: Mía thâm canh, rau an toàn, bò sữa,...

Nhằm hướng đến nền sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua các địa phương đã tập trung xây dựng và hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, để có sản phẩm hàng hóa số lượng lớn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, đã xây dựng được vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao 75.744 ha, vùng sản xuất giống lúa 4.353 ha, vùng ngô thâm canh năng suất, chất lượng cao 16.000 ha, tập trung tại các huyện: Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thọ Xuân, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Nông Cống, Đông Sơn , Ngọc Lặc,... Ngoài ra, có vùng sản xuất rau an toàn tập trung 2.980 ha, diện tích rau tập trung liên kết sản xuất phục vụ chế biến và xuất khẩu đảm bảo an toàn thực phẩm là 6.500 ha, vùng cây ăn quả tập trung 5.172 ha, vùng mía nguyên liệu 22.500 ha, vùng sắn nguyên liệu 12.500 ha ; vùng trồng cây cao su 14.000 ha, vùng trồng cây thức ăn chăn nuôi 11.021 ha, ... Bên cạnh đó, một số đối tượng cây trồng khác được sản xuất tập trung, chuyên canh với diện tích hàng trăm ha (như cây gai, cói, mắc ca...).

Trong chăn nuôi, đã xây dựng được vùng chăn nuôi bò sữa tập trung,vùng chăn nuôi bò thịt, vùng chăn nuôi lợn tập trung, vùng chăn nuôi gia cầm.. Trong lâm nghiệp, đã xây dựng được vùng kinh doanh gỗ nguyên liệu 125.000 ha, trong đó vùng nguyên liệu gỗ lớn 50.500 ha; vùng luồng thâm canh tập trung 25.660 ha; vùng khai thác dược liệu dưới tán rừng tự nhiên 94.550; vùng phát triển lâm sản (nứa, vầu song mây...) 109.588 ha, tập trung ở các huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành,... Về thủy sản, đã xây dựng vùng chăn nuôi tôm chân trắng thâm canh 350 ha; vùng nuôi tôm sú tập trung 3.600 ha; vùng nuôi ngao Bến Tre 1.313 ha; tại các huyện: Hậu Lộc, Nga Sơn, Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia...

Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên canh được xác định là một trong những giải pháp quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh thuận lợi cho áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất; đẩy mạnh cơ giới hóa; thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua phát triển chậm, chưa có vùng sản xuất tập trung quy mô lớn để phục vụ chế biến, xuất khẩu; chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Liên quan đến việc xây dựng thương hiệu để quảng bá, giới thiệu với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, UBND tỉnh đã phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020; phê duyệt đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); ban hành danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Sở NN& PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương cùng các địa phương lựa chọn các sản phẩm truyền thống, đặc sắc của từng địa phương để hỗ trợ việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Đến nay, Thanh Hóa có 4 văn bằng bảo hộ về chỉ dẫn địa lý: “Mắm tôm Hậu Lộc”, “Chiếu cói Nga Sơn”, “Bưởi Luận Văn”, “Quế ngọc Thường Xuân”; 07 nhãn hiệu tập thể: “Nước mắm Khúc Phụ”, “Nước mắm Do Xuyên - Ba Làng”, “Bánh gai Tứ Trụ”, “Nón lá Trường Giang”, “Tơ Hồng Đô”; “Kẹo nhãn thị trấn Lang Chánh”, Miến gạo Thăng Long”; một số nhãn hiệu thông thường được chứng nhận; 17.422 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC. Tuy nhiên, ngoài các sản phẩm mang thương hiệu quốc gia của các tập đoàn lớn (như: Vinamilk, TH True milk); thời gian qua, việc quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phấm nông sản của tỉnh còn yếu so với các tỉnh nên chưa có thương hiệu đủ mạnh, chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa nông sản an toàn chất ỉượng cao cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Khắc phục những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng sản xuất tập trung gắn với xây dựng sản phẩm có thương hiệu

Đại biểu Vũ Ngọc Thưởng (huyện Yên Định) đề nghị Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết có những giải pháp nào để đẩy nhanh quá trình tích tụ đất đai.

Chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn chậm; nhất là việc xây dựng các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh để có sản phẩm hàng hóa số lượng lớn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và gắn với xây dựng thương hiệu để quảng bá, giới thiệu với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh còn hạn chế, đồng chí Lê Đức Giang, Giám đốc Sở NN& PTNT cho rằng sản xuất nông nghiệp vốn phụ thuộc vào thời tiết. Thanh Hóa là tỉnh rộng, địa hình phức tạp; thời tiết diễn biến bất thường, thiên tai ngày càng khắc nghiệt; dịch bệnh xảy ra và diễn biến phức tạp, khó lường. Bên cạnh đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn manh mún, nhỏ lẻ; việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất còn hạn chế. Nông nghiệp và nông thôn là khu vực dễ bị tổn thương, rủi ro cao nên chưa có sức hút đối với các nhà đầu tư. Việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; doanh nghiệp chưa thấy được vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu nông sản. Nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thấp so với nhu cầu thực tế; chính sách chưa đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất.

Giám đốc Sở NN& PTNT thẳng thắn thừa nhận, trách nhiệm về những hạn chế nêu trên, thuộc về ngành NN& PTNT, các sở, ngành có liên quan; bên cạnh đó, còn có trách nhiệm của các tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã...) cá nhân trong việc xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản của tỉnh. Giám đốc Sở NN& PTNT nghiêm túc tiếp thu, rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành và tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới.

Về giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, ông Lê Đức Giang, Giám đốc Sở NN& PTNT cho biết: Giải pháp để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sở sẽ tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện tốt việc tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao và theo hướng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tạo điều kiện tốt hơn nữa để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP,... Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các chính sách nhằm khuyến khích phát triến sản xuất nông nghiệp phù hợp với thực tiễn, tạo động lực cho sản xuất.

Về xây dựng các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh để có sản phẩm hàng hóa số lượng lớn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Sẽ rà soát, điều chỉnh các vùng sản xuất tập trung để tích hợp vào quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân tích tụ, tập trung đất đai, đầu tư sản xuất hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa số lượng lớn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Rà soát các cơ chế, chính sách, xây dựng chính sách cho vùng sản xuất tập trung, nhất là chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng. Đẩy mạnh thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, hình thành chuỗi sản xuất bền vững.

Về xây dựng thương hiệu để quảng bá, giới thiệu với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh: Tập trung xây dựng các thương hiệu sản phẩm nông sản truyền thống đặc sắc của Thanh Hóa, các sản phẩm hàng hóa lớn, có giá trị kinh tế cao để phục vụ cho thị trường và xuất khẩu. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của Bộ Công thương, Bộ NN và PTNT, khai thác hiệu quả các thị trường xuất khẩu nông sản. Tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại của Trung ương và của các tỉnh, thành phố đế giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Phối hợp chặt chẽ với hệ thống siêu thị, chợ đầu mối, các khu công nghiệp để đưa nông sản Thanh Hóa đến với người tiêu dùng.

Khắc phục những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng sản xuất tập trung gắn với xây dựng sản phẩm có thương hiệu

Đại biểu Lê Văn Phương (huyện Thọ Xuân) đề nghị Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết giải pháp xây dựng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh mang tầm quốc gia.

Tại hội trường, trong không khí dân chủ thẳng thắn, các đại biểu đã chất vấn Giám đốc Sở NN& PTNT về nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp để đẩy nhanh việc tích tụ đất đai, khắc phục tình trạng được mùa mất giá, không được mùa cũng mất giá, giải pháp để xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp đậm nét của xứ Thanh, giải pháp căn cơ để thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, khắc phục tình trạng tàu đánh bắt xa bờ nằm bờ nhiều, ô nhiễm môi trường dịch bệnh trong nuôi trồng thủy hải sản; phát triển vùng cây dược liệu ở miền núi; phát triển cây trồng chủ lực như luồng ở miền núi hiện nay; các sản phẩm nông nghiệp chủ lực xuất khẩu của tỉnh....

Đồng chí Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Việc thực hiện tích tụ tập trung đất đai ở tỉnh ta diễn ra khá sớm. Đến thời điểm này đã có 15.300 ha đã được tích tụ tập trung đất đai, riêng năm 2019 là 5.311 ha, gần đạt kế hoạch tỉnh giao (6.000 ha), khả năng sẽ đạt được kế hoạch năm. Để khắc phục sự manh mún trong sản xuất nông nghiệp, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 11- NQ/TU ngày 11-1-2019 và tháng 11- 2019 HĐND tỉnh mới ban hành Nghị quyết 192/2019/NQ- HĐND tỉnh về hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tích tụ tập trung đất đai. Cũng có tâm lý các doanh nghiệp, bà con nông dân chờ đợi chính sách hỗ trợ . Từ năm 2020 khi trở đi, khi chính sách hỗ trợ được triển khai thì tốc độ tích tụ tập trung đất đai trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra nhanh hơn.

Đồng chí Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, trong 10 năm qua nông nghiệp của tỉnh có bước tăng trưởng khá ổn định và vững chắc, tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được cũng còn có những hạn chế, bất cập cần phải giải quyết, như các nội dung chất vấn của các đại biểu đưa ra. Chẳng hạn như đối với việc xây dựng vùng cây ăn quả có thương hiệu của tỉnh Thanh. UBND tỉnh đã có quy hoạch về vùng trồng cây ăn quả. Một số huyện như Như Xuân, Thạch Thành đã xây dựng được thương hiệu cho cam, ổi, tuy nhiên trên thực tế hiện nay diện tích vùng trồng cây ăn quả tại các địa phương đã vượt quá diện tích quy hoạch, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm và bảo đảm chất lượng sản phẩm. Sở đã làm việc với Sở Công thương để đưa các sản phẩm nông sản có thương hiệu vào chuỗi siêu thị,trung tâm thương mại, nhưng có những sản phẩm vào rồi lại không trụ được do các công đoạn từ khâu sản xuất đến bảo quản, vận chuyển chưa bảo đảm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đối với việc xây dựng sản phẩm có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, các cơ sở, đơn vị, doanh nghiệp cần quan tâm cả 3 công đoạn là đăng ký, quản lý và phát triển thương hiệu, thực tế một số công ty tuy đã xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, nhưng mới dừng ở việc đăng ký nhãn hiệu chứ chưa làm tốt khâu quản lý, phát triển. Để khắc phục tình trạng được mùa mất giá, thời gian qua ngành nông nghiệpcũng đã tích cực đấu mối, phối hợp với các địa phương làm việc với các doanh nghiệp chế biến sản phẩm để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp. Để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các địa phương cần thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của tỉnh về công tác phòng chống dịch bệnh, thực tế cho thấy nơi nào cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, sâu sát trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm các hướng dẫn kỹ thuật thì tình hình dịch bệnh được khống chế, giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất. Bên cạnh đó người chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản cần tuân thủ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong nuôi trồng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho vật nuôi. Về vấn đề khắc phục tình trạng một số tàu đánh cá khai thác hiệu quả thấp, nằm bờ nhiều, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết qua rà soát tìm hiểu nguyên nhân, sở đã có hướng chỉ đạo là thực hiện rà soát lại số tàu cá đánh bắt xa bờ hiện nay, nếu các tàu có tuổi thọ cao, khả năng mất an toàn thì có hướng cải hoán, sửa chữa; đẩy mạnh tuyên truyền cho ngư dân thực hiện đánh bắt trong vùng an toàn theo quy định, không khai thác bất hợp pháp; thực hiện chính sách hỗ trợ cho các tàu đánh bắt xa bờ về cảng cá, nơi tránh trú bão, hỗ trợ thêm kỹ thuật cho ngư dân trên tàu. Về việc phát triển vùng cây dược liệu, ngành nông nghiệp đã có tham mưu cho UBND tỉnh nhằm khai thác, phát triển tốt vùng cây dược liệu ở khu vực miền núi...

Khắc phục những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng sản xuất tập trung gắn với xây dựng sản phẩm có thương hiệu

Đoàn chủ tọa kỳ họp

Đánh giá về phần trả lời chất vấn của Giám đốc Sở NN&PTNT , đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ tọa kỳ họp cho rằng nội dung trả lời cơ bản đúng trọng tâm, có giải pháp cụ thể. Đồng chí nhấn mạnh, nông nghiệp là lĩnh vực lớn, thu hút số lượng lớn người lao động trong độ tuổi của tỉnh ta tham gia, vì vậy phát triển nông nghiệp luôn luôn được tỉnh quan tâm. Đến nay, Thanh Hóa đã ban hành rất nhiều chính sách để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, đồng thời là một trong những địa phương đi đầu khu vực về thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tuy nhiên trên thực tế có nhiều chính sách cho nông nghiệp còn chậm đi vào thực tiễn, chưa tạo nên những bước đột phá. Do đó, thời gian tới, ngành nông nghiệp phải tập trung làm tốt hơn công tác tham mưu đưa các chính sách vào thực tiễn hiệu quả nhằm tạo bước phát triển mới cho ngành nông nghiệp.

Đồng thời, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh và sở NN&PTNT, các sở, ngành, địa phương phải rà soát lại các chương trình, đề án về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Đối với các sản phẩm chủ lực, cần lựa chọn những sản phẩm thực sự đặc trưng, đặc sắc. Mỗi vùng không nên chọn quá nhiều sản phẩm chủ lực. Nếu cần thiết phải có sự điều chỉnh lại quy hoạch, kế hoạch . Ngành nông nghiệp và các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa việc kêu gọi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Khi doanh nghiệp vào, sẽ giải quyết được vấn đề chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân.

Bên cạnh đó,UBND tỉnh, ngành nông nghiệp và các địa phương cần phải nghiên cứu, lựa chọn ngay một số sản phẩm chủ lực, tập trung cao để xây dựng vùng chuyên canh có sản phẩm đủ lớn, tiến tới để giới thiệu quảng bá thương hiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh. Ngành nông nghiệp cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất để có các chính sách cần thiết hỗ trợ cho việc xây dựng sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cũng lưu ý, bên cạnh việc tập trung cho các sản phẩm chủ lực, ngành nông nghiệp cần quan tâm tập trung cho việc sản xuất đại trà của đại bộ phận nông dân.

Việt Linh


Việt Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]