(Baothanhhoa.vn) - Sáng 18-3 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Đề án An ninh lương thực

Sáng 18-3 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Đề án An ninh lương thực

Toàn cảnh hội nghị tại Hà Nội (ảnh chụp qua màn hình)

Đồng chủ trì hội nghị có đồng chí, Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Dự hội nghị có đồng chí Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh đạo Trung ương và điểm cầu trực tuyến tại các địa phương trên toàn quốc.

Tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa có các đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các ngành có liên quan của tỉnh.

Sau 10 năm thực hiện, Đề án Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”, cả nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thế, 12 chỉ tiêu đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra, trong đó đáng chú ý điện tích đất lúa cả nước năm 2018 đạt trên 4,159 triệu ha (vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết là 3,76 triệu ha); sản lượng lúa năm 2019 đạt 43,4 triệu tấn (vượt mục tiêu đề ra 41-43 triệu tấn); xuất khẩu gạo năm 2019 đạt 6,34 triệu tấn (vượt mục tiêu đề ra 4 triệu tấn). Nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao (đạt 2,61%/năm). Năng suất lúa của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á, đạt 5,6 tấn/ha, gần gấp đôi so với Thái Lan và gấp 1,5 lần so với Ấn Độ; năng suất cà phê cao gấp 1,5 lần so với Brazil, gấp 3 lần so với Colombia, Indonesia; năng suất hồ tiêu gấp 3 lần so với Indonesia và 1,3 lần của Ấn Độ; năng suất cá tra bình quân đạt 209 tấn/ha, cao nhất thế giới...

Giá trị và sản lượng nhiều nông sản đều tăng mạnh (giai đoạn 2009-2019, lương thực bình quân đầu người tăng từ 497 kg/năm lên trên 525 kg/năm; sản lượng rau quả tăng trưởng nhanh 80,5%, từ 9,75 triệu tấn lên 17,6 triệu tấn; sản lượng trái cây tăng từ 6 triệu tấn lên 12,6 triệu tấn). Xuất khẩu hàng nông sản được tiếp tục đẩy mạnh, có 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm, bình quân mỗi năm xuất khẩu khoảng 5-7 triệu tấn gạo. Xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được đầu tư phát triển; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo. Việt Nam có khả năng đảm bảo tự cung lương thực với sản lượng lương thực bình quân tính trên đầu người ở mức tương đối cao (đứng thứ 6 trên thế giới).

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chưa cao, chưa bền vững nên quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương không ổn định, có tình trạng “được mùa - mất giá”, giải cứu nông sản. Thể chế, cơ chế chính sách về đất đai còn bất cập, dẫn đến sản xuất nông nghiệp nhiều nơi vẫn còn nhỏ lẻ; chưa đáp ứng được đòi hỏi về tích tụ, tập trung ruộng đất, đang là “nút thắt” lớn nhất cho sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, đáp ứng tiêu chuẩn cao của quốc tế. Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất lương thực, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Đề án An ninh lương thực

Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tại Thanh Hóa, sau 10 năm triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Chính phủ, nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Ban, Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, cùng với sự nỗ lực cố gắng, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng đã đạt được kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, nhất là vấn đề về an ninh lương thực.

Sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 1,6 triệu tấn, đạt mục tiêu đã đề ra, trong đó sản lượng lúa đạt trên 1,4 triệu tấn; đã hình thành vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng cao, với diện tích trên 79.000 ha, tăng hơn 2,1 lần so với năm 2008; ngô thâm canh 8.370 ha, tăng 2,8 lần, vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1 trên 700 ha; đã chuyển đổi linh hoạt 22.037 ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng các loại cây có hiệu quả cao hơn; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao vào sản xuất, với trên 60% diện tích lúa vụ xuân và 40% diện tích lúa vụ mùa được gieo cấy bằng các giống lúa lai năng suất cao; diện tích lúa trà xuân muộn chiếm 85%, lúa mùa sớm 90%. Đặc biệt, tỉnh đã tập trung chỉ đạo, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính và đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và tập trung phát triển các sản phẩm lợi thế, góp phần nâng giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt từ 38,6 triệu đồng/ha năm 2008 lên 83 triệu đồng/ha năm 2018, tăng 44,4 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 đạt 32,5 triệu đồng, gấp 4,8 lần năm 2008.

Các hình thức tổ chức sản xuất được tập trung đổi mới, nhất là việc khuyến khích tích tụ tập trung đất đai; đã có trên 10.500 ha được tích tụ tại 25/27 huyện, thu hút 790 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; có 100% số HTX nông nghiệp (592 HTX) đã chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012; quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường được phổ biến nhân rộng; công tác bảo vệ thực vật được triển khai thực hiện hiệu quả. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại quy mô lớn, con nuôi đặc sản. Thủy sản phát triển mạnh các đối tượng nuôi có giá trị cao và xuất khẩu; đánh bắt xa bờ, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường biển.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng tiến bộ, khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực; đã nghiên cứu, chọn tạo thành công 8 giống lúa, du nhập tuyển chọn được các giống ngô, đậu, hoa, rau, cây ăn quả mới để bổ sung vào cơ cấu giống cây trồng của tỉnh; phục tráng các cây trồng tại địa phương như lúa nếp hạt cau, bưởi Luận Văn, cam Vân Du… Đã thành lập Viện nông nghiệp Thanh Hóa và đầu tư nâng cao năng lực các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp. Công tác đào tạo nghề cho nông dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được quan tâm thực hiện; cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp, từng bước đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Nhằm bảo đảm vững chắc cung cấp lương thực, thực phẩm, đáp ứng ổn định và bền vững cho nhân dân trong tỉnh, từng bước nâng cao chất lượng bữa ăn và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích đất trồng lúa đạt 132.000 ha, tổng diện tích gieo trồng lúa là 223.000 ha, sản lượng lúa đạt 1,38 triệu tấn; diện tích trồng ngô 72.000 ha, sản lượng đạt 396.000 tấn; diện tích cây ăn quả 16,3 ha, sản lượng 280.000 tấn; sản lượng thịt hơi các loại đạt 390.000tấn; sản lượng sữa 200.000 tấn; trứng 283 triệu quả; sản lượng khai thác thủy sản 140.000 tấn… Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn dưới 3%, cải thiện cơ cấu và chất lượng tiêu dùng lương thực, thực phẩm.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Đề án An ninh lương thực

Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Phát biểu tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thống nhất cao với những kết quả to lớn mà nước ta đã đạt được trong 10 năm qua. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến, nhấn mạnh: Trong 10 năm thực hiện kết luận và nghị quyết của Trung ương, tỉnh Thanh Hoá đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp và đã đạt được kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, nhất là vấn đề về an ninh lương thực. Các hình thức tổ chức sản xuất của tỉnh được tập trung đổi mới, nhất là việc khuyến khích tích tụ tập trung đất đai; đã có hơn 10.500 ha được tích tụ tại 25/27 huyện, thu hút 790 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường được phổ biến nhân rộng. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại quy mô lớn, con nuôi đặc sản. Thủy sản phát triển mạnh các đối tượng nuôi có giá trị cao và xuất khẩu; đánh bắt xa bờ, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường biển.

Việc ứng dụng tiến bộ, khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực. Công tác đào tạo nghề cho nông dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được quan tâm thực hiện; quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các Tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp lớn và các nước ngày càng được củng cố và mở rộng. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp, từng bước đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tỉnh Thanh Hóa cũng đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất thông thường từ 1,5 đến 2 lần trở lên và đang được các tổ chức, cá nhân và địa phương nhân rộng, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Hằng năm, tổng sản lượng lượng thực có hạt của tỉnh Thanh Hoá đạt gần 1,7 triệu tấn và theo tính toán của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc thì Thanh Hoá đang dư thừa lương thực khoảng 900.000 tấn/năm. Trong khi trên thực tế, người dân trồng lúa còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đề nghị Trung ương tính toán kỹ diện tích trồng lúa trên cả nước cho phù hợp để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa phát triển kinh tế. Về mặt khoa học, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến đề nghị nghiên cứu, thảo luận kỹ hơn về 4 trụ cột an ninh lương thực, đó là: Bảo đảm số lượng lương thực; cung cấp kịp thời; bảo đảm chất lượng lương thực; mọi người dân đều tiếp cận được với lương thực và có chỉ đạo xuyên suốt từ trung ương xuống đến cơ sở để hệ thống hiểu rõ và thực hiện.

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đưa ra quan điểm về an ninh lương thực cá thể và nêu rõ Việt Nam đã bảo đảm được lúa gạo cho toàn thể nhân dân trên cả nước với quan điểm nhất quán “không để bất kỳ người dân nào bị đói”. Do vậy, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, đề nghị không nhất thiết phải giữ đất lúa ở những nơi không phù hợp sản xuất lúa, bởi Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân đặc biệt khó khăn. Xác định nhu cầu lương thực của đất nước để đưa ra tổng sản lượng lương thực cho phù hợp. Đồng thời, đề xuất quản lý đất lúa bằng cơ chế kinh tế, giảm bớt cơ chế hành chính như hiện nay và nên xác định rõ vùng trọng yếu trong sản xuất lương thực để quản lý nghiêm ngặt, diện tích còn lại nên giao cho các địa phương chủ động quản lý và chịu trách nhiệm về vấn đề an ninh lương thực trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi đồng chí Bí Thư Tỉnh ủy, Trịnh Văn Chiến phát biểu, tại điểm cầu Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh những ý kiến và đề xuất giá trị của tỉnh Thanh Hoá, nhất là ý tưởng về an ninh lương thực cá thể, đề xuất quản lý đất lúa bằng cơ chế kinh tế và có cơ chế tự chủ cho các địa phương. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân phúc, nhấn mạnh: Vấn đề này, Bộ Chính trị cũng đã đưa ra và đang tiếp tục thảo luận kỹ lưỡng vì đây đều là vấn đề trọng đại, liên quan đến an ninh lương thực quốc gia trong bối cảnh an ninh phi truyền thống và liên quan đến thể chế, nên Chính phủ trân trọng tiếp thu, lắng nghe để báo cáo Bộ Chính trị.

Hội nghị cũng đã nghe các ý kiến đóng góp của đại diện các ngành, địa phương, các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lương thực, với những đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại trong sản xuất nông nghiệp. Cũng như các vấn đề về công tác quản lý, quy hoạch đất đai trong nông nghiệp; tái cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng giảm diện tích đất sản xuất lúa, tăng năng suất, chất lượng các loại nông sản; các vấn đề tích tụ đất đai, đầu tư cho nông nghiệp, xuất khẩu lương thực, nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Đề án An ninh lương thực

Đồng chí Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh chụp qua màn hình)

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, sau hơn 30 năm đổi mới và 10 năm thực hiện Đề án an ninh lương thực, nước ta đã trở thành quốc gia hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo trên thế giới. Tuy nhiên, đồng chí Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, nước ta xuất khẩu lúa gạo đứng tốp đầu thế giới nhưng an ninh lương thực đứng thứ 57/113 quốc gia xuất khẩu. Đời sống của người sản xuất nông nghiệp vẫn còn nghèo, thu nhập thấp. An ninh lương thực không chỉ là vấn đề trước mắt mà là chiến lược lâu dài, với gần 100 triệu dân nước ta, đây là mặt hàng thiết yếu, cần thiết để ổn định trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào. Thủ tướng Chính phủ nêu ví dụ trong những ngày vừa qua, sau khi có người nhiễm COVID-19 ngay lập tức thị trường lương thực xuất hiện tình trạng nhốn nháo, người dân mua dự trữ lương thực, thực phẩm. Thủ tướng Chính phủ đã phải chỉ đạo doanh nghiệp kinh doanh lương thực mở cửa bán đến nửa đêm để phục vụ người dân và qua đó khẳng định chúng ta không thiếu lương thực. Trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào phải ổn định lương thực cho người dân nước ta, từ miền xuôi đến miền ngược. Vì vậy, vấn đề an ninh lương thực luôn được Đảng, Bộ Chính trị, Chính phủ xem là vấn đề lớn, quan trọng của quốc gia. Trong đó, việc tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, tăng cường xuất khẩu, các giải pháp khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, gắn phát triển nông nghiệp với tái cơ cấu nền kinh tế luôn được Chính phủ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Cùng với việc thực hiện 11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà báo cáo nêu lên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân phúc, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương rà soát tài nguyên đất, tăng diện tích trồng rừng bảo đảm sự phát triển của đất nước; rà soát diện tích trồng lúa phù hợp với Luật quy hoạch và định hướng của thị trường trình Quốc hội và Chính phủ điều chỉnh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu toàn bộ ý kiến tham gia đóng góp của các đại biểu hoàn thiện báo cáo trình Chính phủ xem xét.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]