(Baothanhhoa.vn) - Ngày 15-4, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương về hoàn thiện Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2045 (quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành liên quan, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, Công ty Điện lực Thanh Hóa, Truyền tải Điện Thanh Hóa.

Hoàn thiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045

Ngày 15-4, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương về hoàn thiện Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2045 (quy hoạch điện VIII). Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành liên quan, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, Công ty Điện lực Thanh Hóa, Truyền tải Điện Thanh Hóa.

Hoàn thiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045

Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành liên quan dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Thanh Hóa.

Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương xây dựng, tổng công suất nguồn điện đặt tại các nhà máy, không tính điện mặt trời mái nhà và các nguồn đồng phát tới năm 2030 đạt khoảng 145.930 MW và 401.556 MW vào năm 2045. Trong đó, nhiệt điện than đạt 37.467 MW (25,7%) vào năm 2030 và giữ nguyên cho tới năm 2045 (9,6%); nguồn điện LNG (điện khí) đạt 23.900 MW (16,4%) vào năm 2030 và đạt 31.400 MW (14,8%) vào năm 2035 sau đó giữ nguyên đến năm 2045; điện gió trên bờ đạt 16.121 MW (11%) vào năm 2030 và đạt 55.950 MW (14,3%) vào năm 2045; điện gió ngoài khơi đạt 7.000 MW (4,8%) vào năm 2030 và đạt 66.500 MW (17%) vào năm 2045.

Điện mặt trời quy mô lớn vào năm 2030 giữ nguyên như hiện tại là 8.736 MW (6%) và đạt khoảng 76.000 MW (19,4%) vào năm 2045; điện sinh khối và năng lượng tái tạo khác đạt 1.230 MW (0,8%) vào năm 2030 và đạt 5.210 MW (1,3%) vào năm 2045; thủy điện tích năng và pin lưu trữ đạt 2.450 MW (1,7%) vào năm 2030 và đạt 29.250 MW (7,5%) vào năm 2045.

Truyền tải điện từ miền Trung ra miền Bắc sẽ tăng dần từ giai đoạn 2030 trở đi với sản lượng truyền tải tăng từ 21 tỷ kWh vào năm 2035 tới 40 tỷ kWh vào năm 2040 và khoảng 52 tỷ kWh vào năm 2045. Vì vậy, cần xem xét xây dựng 15 đường dây truyền tải một chiều từ miền Trung - miền Bắc và từ miền Nam ra miền Bắc từ sau năm 2035.

Quy hoạch điện VIII được trình lần này có nhiều ưu điểm như: Giảm triệt để phát thải khí CO2 so với các phương án đã trình trước đây do không phát triển các nhà máy nhiệt điện than trong thời kỳ quy hoạch. Tăng tính chủ động trong việc cung cấp điện, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu.

Tổng vốn đầu tư cho thực hiện phương án khoảng 141,59 tỷ USD. Trong đó, đầu tư phát triển nguồn điện là 127,45 tỷ USD và đầu tư lưới điện truyền tải là 14,14 tỷ USD. Tổng chi phí vận hành hệ thống giai đoạn đến 2021-2030 là 317,24 tỷ USD.

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản thống nhất với Dự thảo quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương xây dựng về tổng công suất nguồn đặt, cơ cấu vùng miền, nhất là tỷ trọng nguồn điện được quy hoạch theo hướng tăng các nguồn điện tái tạo, nguồn điện xanh, sạch.

Đề xuất về việc phát triển nguồn điện, lưới điện tại tỉnh Thanh Hóa, đồng chí nêu rõ: Tỉnh Thanh Hóa hiện là 1 trong 4 tỉnh có nhu cầu sử dụng điện thương phẩm lớn nhất tại miền Bắc. Với định hướng phát triển mạnh các ngành công nghiệp trong tương lai, nhu cầu sử dụng điện tại địa phương chắc chắn sẽ tiếp tục tăng cao, do đó đề nghị Chính phủ, Bộ Công Thương trên cơ sở các đề xuất bổ sung quy hoạch điện VIII xem xét, cơ cấu dự án điện phù hợp để bảo đảm nhu cầu năng lượng cho phát triển tại địa phương.

Cụ thể, tỉnh Thanh Hóa có cảng nước sâu Nghi Sơn, thuận lợi cho phát triển điện khí. Ngoài ra, Thanh Hóa có nhiều phế phẩm từ ngành nông nghiệp, đó đó đề nghị được quan tâm, xem xét các dự án điện khí, điện sinh khối tại địa phương.

Hoàn thiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045

Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề xuất một số dự án điện phù hợp tại Thanh Hóa.

Ngoài ra, tại Thanh Hóa có dự án Nhà máy nhiệt điện Công Thanh đã có trong Quy hoạch điện VII, tuy nhiên dự án hiện bị chậm tiến độ. Nhà đầu tư đã báo cáo tỉnh và UBND tỉnh Thanh Hóa đã trình Chính phủ chuyển đổi từ điện than sang điện gió để phù hợp xu hướng phát triển. Tỉnh Thanh Hóa đề nghị Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét, bổ sung đề xuất này vào Quy hoạch điện VIII.

Hoàn thiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045

Tỉnh Thanh Hóa hiện là 1 trong 4 tỉnh có nhu cầu sử dụng điện thương phẩm lớn nhất tại miền Bắc.

Trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới, tỉnh Thanh Hóa cũng đề nghị được đầu tư nâng cấp thêm hệ thống trạm biến áp, đường dây để nâng cao chất lượng cung cấp điện, giải tỏa công suất cho các nhà máy.

Tỉnh Thanh Hóa cam kết sẽ phối hợp với ngành điện triển khai kịp thời công tác giải phóng mặt bằng cũng như các điều kiện để phát triển, nâng cấp hệ thống điện qua địa bàn. Đồng thời, mong muốn Quy hoạch điện VIII sẽ sớm được phê duyệt, làm cơ sở để các nhà đầu tư triển khai dự án.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cho biết: Quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành quốc gia rất quan trọng, cần phải sớm ban hành để làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng đồng bộ nguồn và lưới điện, bảo đảm vững chắc về an ninh cung ứng điện, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững quốc phòng - an ninh của đất nước.

Trên cơ sở phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, năm 2019, 2020 và đầu năm 2021 Bộ Công Thương đã thực hiện các bước quy trình xây dựng Quy hoạch điện VIII trên cơ sở tổng kết đánh giá kết quả của Quy hoạch điện VII. Vì lợi ích chung, bảo đảm an ninh năng lượng và giá thành tốt nhất sau này, trong gần 1 năm trở lại đây Chính phủ đã tổ chức gần 20 cuộc họp. Tới nay dự thảo Quy hoạch đã đưa ra được tổng công suất gần 146.000 MW phù hợp với các quy định trên cơ sở phân bổ vùng, miền; cơ cấu nguồn điện hợp lý hơn; đường dây tuyền trải điện tiết kiệm hơn; bám sát được tinh thần của các Nghị quyết của Trung ương, Chính phủ về phát triển năng lượng và các cam kết quốc tế.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp, đề xuất của các địa phương, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Quy hoạch Điện VIII. Trong đó, cần tiếp tục rà soát kiểm tra lại quá trình triển khai quy hoạch cho chặt chẽ, khách quan; xem xét lại tổng nguồn công suất; phân bổ vùng, cơ cấu nguồn điện, hệ thống truyền tải điện... để có phương án phát triển điện lực tối ưu nhất.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết cần phân tích thật kỹ để cân đối chuyển đổi nguồn điện phù hợp xu thế, hạn chế khí thải; tiếp tục rà soát trên tinh thần tiếp tục khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, giảm điện than. Trong năng lượng tái tạo, sẽ phát triển điện mặt trời ở một tỷ lệ phù hợp hơn bởi nguồn điện này còn có mặt hạn chế. Nếu đưa vào hệ thống quá nhiều điện mặt trời thì phải giảm điện từ các nguồn khác, dẫn tới nguy cơ sụt công suất. Cùng với đó, chú trọng phân bổ vùng, miền để tiết kiệm, tránh lãng phí, thất thoát, hao hụt điện trong quá trình truyền tải.

Trên cơ sở đóng góp của các địa phương, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu hoàn thiện dự thảo, trình hội đồng thẩm định quốc gia họp, đánh giá, phấn đấu trong tháng 4-2022 sẽ phê duyệt quy hoạch điện VIII.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]