(Baothanhhoa.vn) - Những ngày cuối tháng 8-2022, 95 người lính là quân tình quyện (QTN) và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Thanh Hóa thật sự phấn khởi, xúc động khi được quay trở lại thăm chiến trường xưa và tham dự “Tuần văn hóa hữu nghị Việt – Lào” vô cùng ý nghĩa. Những ký ức đẹp đẽ về tinh thần đoàn kết chiến đấu, về những ngày tháng đồng cam cộng khổ trên đất bạn Lào lại được tái hiện qua từng câu chuyện của các nhân vật lịch sử mà chúng tôi có dịp được trò chuyện.

Dấu ấn quân tình nguyện Thanh Hóa trên đất bạn Lào

Những ngày cuối tháng 8-2022, 95 người lính là quân tình quyện (QTN) và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Thanh Hóa thật sự phấn khởi, xúc động khi được quay trở lại thăm chiến trường xưa và tham dự “Tuần văn hóa hữu nghị Việt – Lào” vô cùng ý nghĩa. Những ký ức đẹp đẽ về tinh thần đoàn kết chiến đấu, về những ngày tháng đồng cam cộng khổ trên đất bạn Lào lại được tái hiện qua từng câu chuyện của các nhân vật lịch sử mà chúng tôi có dịp được trò chuyện.

Dấu ấn quân tình nguyện Thanh Hóa trên đất bạn Lào

Cựu chiến binh Nguyễn Như Tú và cựu chiến binh Hồ Văn Dũng ôn lại kỷ niệm khi tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên đất nước bạn Lào.

Trong hành trình trở lại thăm chiến trường xưa lần này, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Như Tú, Phó trưởng Ban liên lạc QTN và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Thanh Hóa rất vui mừng, phấn khởi. Sau 4 năm tham gia chiến đấu giúp nước bạn Lào, điều đọng lại trong ông cho đến hôm nay ngoài sự hy sinh, mất mát lớn lao còn có cả niềm tự hào sâu sắc vì đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế cao cả. CCB Nguyễn Như Tú kể: “Năm 1971, vừa học hết kỳ 1 của lớp 10 thì tôi lên đường tham gia đánh Mỹ. Sau thời gian ngắn huấn luyện tại huyện Nga Sơn, tôi cùng đơn vị tập kết tại tỉnh Nghệ An và bắt đầu hành quân sang giúp nước bạn Lào. Ngày nghỉ, đêm đi, cuộc hành quân bộ của toàn đơn vị mất gần một tháng mới đến nơi. Đặt chân sang nước bạn Lào, tôi được bổ sung vào Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 174, Sư đoàn 316 và tham gia chiến đấu giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Vị trí chiến lược của Cánh Đồng Chum rất quan trọng nên đơn vị tôi được giao chốt giữ 3 cao điểm 1.987m, 1.800m và 1.516m. Phía trong 3 cao điểm này là trung tâm của quân phỉ Vàng Pao. Suốt 3 năm chiến đấu chống lại nhiều đợt tấn công của quân phỉ, quân Thái Lan và máy bay Mỹ oanh tạc, đơn vị chúng tôi vẫn kiên cường giữ vững 3 cao điểm này cho đến ngày Hiệp định Paris được ký kết”.

Hơn 4 năm sống và chiến đấu trên đất nước bạn Lào, ông Tú đã tham gia nhiều trận đánh lớn nhỏ khác nhau nhưng nhớ nhất vẫn là trận đánh chiếm cứ điểm 1311 giáp Sảm Thông – Loong Chẹng – Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng năm 1972. CCB Nguyễn Như Tú kể tiếp: “Ngày ấy, tôi là lính thông tin vô tuyến điện, vì vững về chuyên môn nên tôi được thủ trưởng tín nhiệm và “ưu ái”, không có trận đánh lớn nào mà tôi không được tham gia, đeo máy 702 đi mũi chủ công. Tháng 10-1972, tôi nhận được lệnh đi phối thuộc với Đại đội 5 trực tiếp đánh chiếm cứ điểm 1.311m mà quân địch mới chiếm, tạo bàn đạp bảo vệ cao điểm 1.516m do Đại đội 5 chốt giữ. Qua trinh sát của tiểu đoàn và quan sát bằng ống nhòm thì quân địch dùng 1 đại đội chiếm giữ cứ điểm 1.311m; bọn chúng có pháo và máy bay yểm trợ tấn công cao điểm 1.516m. Phương án tác chiến được thông qua, mũi chủ công chúng tôi mỗi người mang 1 khẩu AK, 4 băng đạn, có người đem 2 băng, 2 quả lựu đạn, 1 bi đông nước và 2 bánh lương khô. Mũi chủ công men theo sườn phía đông từ cao điểm 1.516m xuống. Vì đêm tối, rừng Lào rậm, cây cao to xen lẫn với những bụi lau lách rất khó đi, không có đường mòn mà cắt theo bình độ để xác định đúng mục tiêu. Theo phương án tác chiến, tiểu đoàn dùng 2 khẩu cối 82 li của Đại đội 8 phát hỏa trước khi bộ binh nổ súng. Tới khoảng 5 giờ sáng, sau hàng loạt đạn cối 82 li bắn trúng mục tiêu thì tôi nhận lệnh từ chỉ huy tiểu đoàn là nổ súng xung phong. Đại đội phó Đại đội 5 đứng phắt dậy nổ súng K54 và hô xông lên, từ đó mục tiêu 1311 chìm trong khói lửa. Chỉ trong vòng chưa đầy một giờ đồng hồ, cứ điểm 1311 đã được giải phóng”.

Chiến tranh đã qua đi rất lâu nhưng hồi ức, kỷ niệm của những người lính QTN làm cho chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về tình hữu nghị giữa 2 dân tộc Việt – Lào, một tình cảm đặc biệt được xây nên bằng công sức, máu xương của biết bao thế hệ. Ngược dòng thời gian, CCB Hồ Văn Dũng, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa) nhớ lại: “Tháng 10-1974, sau khi học hết lớp 10 và thi xong đại học thì tôi nhận được lệnh lên đường nhập ngũ, sang giúp nước bạn Lào đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Ngày ấy, chúng tôi phải vừa đi vừa huấn luyện. Khi đến Lào, tôi được bổ sung vào Đại đội pháo cối 120, Trung đoàn 335. Thời gian này, ở Lào không diễn ra nhiều cuộc chiến lớn nên đơn vị tôi làm nhiệm vụ quy tập mộ liệt sĩ là QTN Việt Nam đã hy sinh ở một số khu vực của tỉnh Xiêng Khoảng. Đến năm 1977, Trung đoàn 335 được giao nhiệm vụ giải phóng Phu Bia. Chiến dịch giải phóng Phu Bia chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ tháng 5-1977 đến tháng 8-1978, quân ta tổ chức chốt chặn, đánh chiếm, làm dân vận ở các vị trí then chốt phía Tây, Tây Bắc và Đông Nam Phu Bia. Giữa mùa mưa, thời tiết khó khăn nhưng trung đoàn tôi và các đơn vị bạn đã phối hợp chặt chẽ trong tác chiến, dân vận và giành được một số cơ sở quan trọng. Trên đà thắng lợi, trung đoàn và đơn vị bạn tiến công giải phóng Thông Khuôn, Mường Chà, Thông Hắc, Phu Hè..., giải phóng gần 2.000 dân, tạo thế có lợi cho ta trên toàn khu vực. Đến tháng 2-1978, các đơn vị xuất phát tấn công quân địch ở khu Nặm Phênh, Thẩm Lô, Pha Luông, Mường Om, Mường Ao... Quân ta đã tiêu diệt được 83 tên địch, bắt 31 tên, thu 67 súng các loại và đưa 2.353 đồng bào về với chính quyền. Kết thúc giai đoạn 1, tôi được đơn vị cho về nước tiếp tục theo học Đại học Thương nghiệp Hà Nội”.

Trong miền ký ức của bác Lê Reo, nguyên Trợ lý Chính trị Trung đoàn 217 – Trung đoàn công binh, thì những năm tháng trên đất Hủa Phăn – Xiêng Khoảng thật là đáng nhớ. Ngày ấy, Trung đoàn 217 được giao 3 nhiệm vụ: Mở đường mới, đảm bảo giao thông phục vụ chiến đấu, bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng tại địa bàn Sầm Nưa và Xiêng Khoảng; trực tiếp và hợp đồng chiến đấu đánh trả không quân Mỹ, bọn phỉ Vàng Pao, xây cơ sở chính trị; xây dựng các công trình hang hầm kiên cố cho cơ quan Trung ương Lào tại khu căn cứ kháng chiến Na Kay đảm bảo an toàn tuyệt đối, phục vụ lãnh đạo cách mạng Lào thành công. Trong 5 năm (1965-1970), Đoàn công binh 217 đã mở gần 100km đường mới; hoàn thành khảo sát, thiết kế hơn 200km đường Lạc Sao nối thông đến Xiêng Khoảng; bảo đảm giao thông phục vụ chiến đấu trên 8 tuyến đường chiến dịch, góp phần đánh thắng các chiến dịch lớn, đặc biệt là chiến dịch Cù Kiệt do Vàng Pao – tên thổ phỉ khét tiếng cầm đầu. Tiểu đoàn 6 công binh công trình với 300 cán bộ, chiến sĩ trong 5 năm (1967–1972) đã khoét núi đá vôi, cải tạo, xây dựng 53 công trình hang hầm kiên cố bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các cơ quan Trung ương Lào lãnh đạo cách mạng thành công. Toàn trung đoàn đã đánh trực tiếp 216 trận, tiêu diệt và bắt sống 742 tên, bắn rơi và bắn cháy 24 máy bay Mỹ các loại, thu nhiều vũ khí. Năm 1971, Bộ Quốc phòng quyết định tách Trung đoàn 217 thành 2 đơn vị, trong đó một nửa lực lượng ở lại Sầm Nưa mang phiên hiệu mới là Trung đoàn 216 tiếp tục làm nhiệm vụ giúp đỡ nước bạn Lào. Một thời gian sau, Trung đoàn 216 đổi tên thành Trung đoàn 298, được chuyển quân về nước nhận nhiệm vụ mới. Đến năm 1976, đáp ứng nhiệm vụ cách mạng Lào trong tình hình mới, Bộ Quốc phòng quyết định điều Trung đoàn 298 trở lại Xiêng Khoảng làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông các tuyến đường chiến lược, phục vụ các đơn vị QTN Sư đoàn 324 giải phóng Phu Bia, sào huyệt cuối cùng của phỉ Vàng Pao, đất nước Lào hoàn toàn sạch bóng quân thù. Cuối năm 1979, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 298 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở về nước trong niềm vui mừng của người chiến thắng.

Chặng đường nhiều năm trực tiếp tham gia chiến đấu, giúp nước bạn Lào ổn định và phát triển đã làm tỏa sáng thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” với tinh thần quốc tế cao cả, vô tư, trong sáng. Qua đó, thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa hai nước Việt – Lào trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, cũng như trong quan hệ hợp tác cùng phát triển hôm nay.

Bài và ảnh: Tố Phương


Bài và ảnh: Tố Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]