(Baothanhhoa.vn) - Phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu, những năm qua, nhiều đảng viên trên địa bàn tỉnh đã đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, góp phần làm lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân về sự năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyện những đảng viên đi đầu phát triển kinh tế

Phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu, những năm qua, nhiều đảng viên trên địa bàn tỉnh đã đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, góp phần làm lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân về sự năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Chuyện những đảng viên đi đầu phát triển kinh tế

Phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu, những năm qua, nhiều đảng viên trên địa bàn huyện Ngọc Lặc đi đầu trong phát triển kinh tế.

Được “mục sở thị” trang trại tổng hợp của gia đình đảng viên Trần Viết Minh, ở thôn 8, xã Xuân Du (Như Thanh) chúng tôi không khỏi “choáng ngợp” bởi quy mô, diện tích, sự chuyên nghiệp từ khâu quy hoạch đến tổ chức sản xuất. Qua trò chuyện, được biết, sau khi phục viên về gia đình, trong thời điểm này, kinh tế của cả nước nói chung rất khó khăn, đặc biệt là hộ gia đình càng khó khăn hơn, nhà cửa thì tạm bợ, phương tiện sản xuất thiếu thốn. Năm 1972, anh Minh kết hôn cùng chị Đỗ Thị Khởi, vợ chồng anh chị lần lượt sinh được 4 người con, cuộc sống lại càng thêm vất vả gấp nhiều lần. Không nản chí, năm 1999, anh Minh nhận thầu 11 ha đất của Lâm trường Sim (nay là Ban quản lý rừng phòng hộ Sim), trong đó 8 ha đất sản xuất khi đó chủ yếu là trồng mía nguyên liệu cho Công ty CP Mía đường Nông Cống với diện tích 7,5 ha, còn 0,5 ha trồng đào và rau màu. Nhân cơ hội có chính sách “dồn điền, đổi thửa”, gia đình anh đã mạnh dạn nhận phần đất một lúa, một màu gần nhà để sản xuất, với diện tích bước đầu là 1,5 ha trồng cây thanh long ruột đỏ; 0,7 ha trồng cây đào cảnh. Ngoài ra, anh còn trồng một số cây ăn quả, như: phật thủ 100 gốc và hàng trăm cây ăn quả có múi, như bưởi Diễn, bưởi da xanh... đem lại thu nhập kinh tế cao, hằng năm (trừ chi phí) thu từ 500 - 700 triệu đồng, tạo việc làm cho hàng chục lao động, với mức thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/lao động/tháng.

Trong xây dựng nông thôn mới, xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) đã đề ra chủ trương khuyến khích các hộ phát triển kinh tế hợp tác, trang trại, gia trại; tích cực chuyển đổi, dồn ghép ruộng đất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nâng cao thu nhập, đồng thời phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hưởng ứng chủ trương của đảng ủy, UBND xã, nhiều đảng viên đã tích cực đi đầu trong phát triển kinh tế. Điển hình như đảng viên Nguyễn Thế Huy, thôn Xuân Lập, không chỉ là một bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn gương mẫu, trách nhiệm trong công việc mà còn là điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Anh cho biết: “Trước đây, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, tôi luôn trăn trở làm gì để phát triển kinh tế. Tiếp thu những kiến thức từ các lớp chuyển giao kỹ thuật do xã, huyện tổ chức, cùng với tìm tòi của bản thân, gia đình tôi quyết tâm đầu tư chăn nuôi lợn, trâu, bò, trồng mía, keo. Mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng, cuộc sống gia đình không ngừng được cải thiện và nâng cao”. Không chỉ sản xuất giỏi, anh luôn gương mẫu thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chia sẻ kinh nghiệm sản xuất đối với các hộ gia đình khó khăn trong thôn phát triển kinh tế, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Bám sát nghị quyết phát triển kinh tế của đảng bộ, các chi bộ, đảng viên xã Cẩm Ngọc (Cẩm Thủy) nêu cao tinh thần, phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu trong chuyển đổi phát triển kinh tế, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tích cực tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập... Qua đó, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu do đảng viên làm chủ. Điển hình như mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của đảng viên Nguyễn Thị Lựu ở thôn Phúc Ngán Vải, chị đã đầu tư cải tạo 3 ha đất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, kết hợp chăn nuôi bò, nuôi ong, nuôi cá. Hiện nay, gia đình chị Lựu đã trồng được hàng nghìn cây ăn quả có giá trị như: cam, bưởi, nhãn, vải. Nhờ biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên đến nay các loại cây trồng, vật nuôi của gia đình chị từng bước mang lại giá trị kinh tế cao, trừ chi phí, cho thu nhập hàng năm khoảng 300 triệu đồng. Hay như mô hình trồng cây cảnh của đảng viên Phạm Xuân Thủy cũng ở thôn Phúc Ngán Vải, với trên 100 gốc cây cảnh các loại: sanh, si, sung, tùng... nhiều gốc cây trị giá hàng trăm triệu đồng, có cây trị giá gần 1 tỷ đồng.

Những tấm gương đảng viên tiêu biểu làm kinh tế giỏi, hết mình với công việc chung đã góp phần củng cố niềm tin của người dân với Đảng, từ đó tạo sự đồng lòng thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.

Bài và ảnh: Quốc Hương


Bài và ảnh: Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]