(Baothanhhoa.vn) - Sáng 14-7, Ban Chỉ đạo 901 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị để cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 chủ trì hội nghị.

Cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Sáng 14-7, Ban Chỉ đạo 901 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị để cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 chủ trì hội nghị.

Cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Toàn cảnh hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban chỉ đạo 901; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 901; các thành viên Ban Chỉ đạo 901.

Dự thảo Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đề ra 5 quan điểm. Mục tiêu chung của dự thảo Đề án là xây dựng và phát triển huyện Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo; có hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên rõ rệt, môi trường sinh thái, nguồn nước đầu nguồn được bảo vệ; bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc được gìn giữ và phát huy; quốc phòng - an ninh được bảo đảm, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, hệ thống chính trị vững mạnh, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc.

Cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Các đại biểu dự hội nghị.

Dự thảo Đề án cũng đưa ra mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, trong đó giai đoạn 2021-2025 tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 9% trở lên; huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt được 2.500 tỷ đồng… Giai đoạn 2026-2030, tỷ lệ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 5% trở lên; chỉ tiêu đến năm 2030 thu nhập bình quân đầu người đạt trên 40 triệu đồng…

Để đạt được các mục tiêu trên, dự thảo Đề án đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng đất đai, các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân; huy động đa dạng các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sinh hoạt và đời sống của Nhân dân trên địa bàn huyện…

Cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Các đại biểu dự hội nghị.

Thảo luận vào dự thảo Đề án, các đại biểu cơ bản thống nhất với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu trong dự thảo Đề án. Đồng thời cho rằng Đề án cần quan tâm đến nhiệm vụ, giải pháp trong thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; đa dạng hình thức tổ chức sản xuất; hỗ trợ tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của huyện; việc huy động đa dạng các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng; tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững…

Cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban chỉ đạo 901 phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 901 phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Đại diện lãnh đạo huyện Mường Lát phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Đồng chí Lê Minh Nghĩa, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 hoan nghênh và đánh giá cao ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, sâu sắc của các thành viên Ban Chỉ đạo đối với dự thảo Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 phát biểu kết luận hội nghị.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã cho ý kiến cụ thể vào từng phần mục của dự thảo của Đề án. Trong đó, phần kết quả đạt được 10 năm xây dựng và phát triển huyện Mường Lát cần đánh giá thêm về kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Mường Lát trong 10 năm qua, để thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh đối với đồng bào Mường Lát, đối với huyện khó khăn nhất của tỉnh; qua đó thấy được phần nào hình ảnh về hạ tầng, kinh tế - xã hội của Mường Lát, và cũng thấy được Mường Lát đang cần gì, đang khó cái gì, nhất là về giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt…

Bên cạnh đó, cần đánh giá kỹ hơn về công tác xây dựng Đảng và hệ thống trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng từ huyện đến chi bộ thôn, bản; công tác phát triển đảng viên; năng lực lãnh đạo của chi bộ trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân; đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền từ huyện đến cơ sở; công tác luân chuyển cán bộ…

Bên cạnh đó cũng cần đánh giá kỹ hơn về kết quả hoạt động của MTTQ, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở, nhất là việc giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc, việc vận động Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Đồng chí thống nhất với những tồn tại, hạn chế, yếu kém được đưa ra trong dự thảo Đề án, đồng thời phân tích làm rõ một số tồn tại, hạn chế cần phải được đưa vào Đề án để có giải pháp khắc phục như chưa xác định được cây trồng chủ lực trong nông nghiệp; chưa xác định được cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, nhất là loại cây bản địa; chưa có con nuôi đặc sản nào có thương hiệu hàng hóa có giá trị; quy mô sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp rất nhỏ bé, chủ yếu là sản xuất theo hình thức hộ gia đình, công nghệ, thiết bị lạc hậu; kết cấu hạ tầng kinh tế - hạ tầng còn thiếu và yếu, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, trường học; một số công trình đầu tư còn dàn trải, kéo dài gây lãng phí trong đầu tư.

Cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Các đại biểu dự hội nghị.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng đã phân tích làm rõ một số nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế cần phải được đưa vào Đề án để có giải pháp khắc phục. Trong đó, về nguyên nhân khách quan cần được chỉ rõ Mường Lát là huyện miền núi cao, địa hình phức tạp, chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, địa hình có độ dốc lớn dễ bị xói mòn… gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp; nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn hạn chế; dịch bệnh, thiên tại, lũ ống, lũ quét thường xuyên xảy ra.

Về nguyên nhân chủ quan cần xác định là do tập quán, thói quen, trình độ sản xuất của người dân còn lạc hậu, còn mang nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại, tự ty, cam chịu, phó mặc cho tự nhiên, số phận; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp chưa thật sự linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt để tìm hướng đi phù hợp cho phát triển sản xuất trên địa bàn; năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế; kỷ luật hành chính có lúc, có nơi chưa nghiêm.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng đưa ra 5 quan điểm xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đó là: Phát triển Mường Lát là huyện biên giới phía tây của tỉnh, có vị trị trọng yếu về quốc phòng - an ninh, đối ngoại và môi trường sinh thái; vì vậy, phát triển huyện Mường Lát nhanh, bền vững, nâng cao đời sống Nhân dân, thu hẹp khoảng cách phát triển so với các huyện miền núi khác của tỉnh là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không chỉ có ý nghĩa về kinh tế - xã hội, mà còn về quốc phòng - an ninh, đối ngoại, môi trường.

Khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh tập trung phát triển kinh tế của Mường Lát trên cơ sở lấy nông nghiệp, lâm nghiệp làm nền tảng; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, tập quán sản xuất của người dân; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất; thu hút và phát triển hợp lý các ngành công nghiệp, giải quyết nhiều việc làm, công nghiệp chế biến nông, lâm sản…

Cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Huy động, lồng ghép có hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nguồn ngân sách Nhà nước để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh các công trình dở dang, các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất sinh hoạt của Nhân dân...

Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trong đồng bào dân tộc thiểu số. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống vắn hóa mới. Khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự cường, khát vọng vương lên thoát nghèo, nâng cao thu thập, cải thiện cuộc sống của mỗi người dân…

Đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tạo chuyển biến rõ nét về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng…

Cho ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 phát biểu kết luận hội nghị.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy lưu ý mục tiêu của Đề án là xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến 2030 thoát khỏi huyện nghèo; có hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên rõ rệt, môi trường sinh thái, nguồn nước đầu nguồn được bảo vệ; bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc được gìn giữ và phát huy, quốc phòng - an ninh được bảo đảm, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, hệ thống chính trị vững mạnh, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc.

Đồng chí thống nhất với 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu trong dự thảo Đề án; đồng thời cho ý kiến cụ thể về những đề xuất, kiến nghị được nêu trọng dự thảo Đề án. Đề nghị bộ phận Thường trực và tổ biên tập tiếp thu đầy đủ ý kiến tham gia của các đại biểu để hoàn chỉnh lại Đề án trước khi trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]