Đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh
Chiều 12/4, tại huyện Lang Chánh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết tình hình thực hiện Đề án “Sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025”.
Toàn cảnh hội nghị.
Dự hội nghị có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị chức năng; lãnh đạo và các phòng, ban chuyên môn các huyện miền núi trong diện thực hiện Đề án.
Các đại biểu dự hội nghị.
Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đại biểu dự hội nghị.
Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự hội nghị.
Phấn đấu đến năm 2025 bố trí sắp xếp, ổn định cho 2.846 hộ dân
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Để chủ động phòng ngừa, ứng phó với lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm và chỉ đạo sát sao đối với công tác bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 590-KL/TU, ngày 8/9/2021; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4845/QĐ-UBND, ngày 01/12/2021 phê duyệt Đề án “Sắp xếp, ổn định dân cư khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025”.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn phát biểu khai mạc hội nghị.
Mục tiêu của Đề án là phấn đấu đến năm 2025 bố trí sắp xếp, ổn định cho 2.846 hộ dân tại khu vực có nguy cơ rất cao và nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn 54 xã thuộc 9 huyện miền núi, theo 3 hình thức: Tái định cư (TĐC) xen ghép cho 1.122 hộ; TĐC liền kề cho 846 hộ/34 dự án và TĐC tập trung cho 878 hộ/17 dự án.
Để triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 530/QĐ-UBND, ngày 29/01/2022 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án; ban hành Kế hoạch số 137/KH-BCĐ ngày 17/5/2022 về Kế hoạch thực hiện Đề án. UBND tỉnh xác định đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành đoàn thể, chính quyền các địa phương và Nhân dân khu vực miền núi trên địa bàn tỉnh vượt qua khó khăn, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
Các đại biểu dự hội nghị.
Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án, tuy đã đạt được một số kết quả nổi bật, song vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần tập trung tháo gỡ, khắc phục.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh: Thời gian thực hiện Đề án không còn nhiều, trong khi khối lượng công việc còn lại rất lớn. Để hoàn thành các mục tiêu của Đề án, đòi hỏi phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị; của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị có liên quan và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh. Vì vậy, tại hội nghị quan trọng này, đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị, từ thực tiễn công tác của mình, tập trung trí tuệ, thảo luận thẳng thắn, đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng; nhất là đánh giá thật cụ thể, thực chất về tình hình triển khai, kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn, bất cập, vướng mắc và nguyên nhân trong hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án; chia sẻ những kinh nghiệm hay, những cách làm sáng tạo, hiệu quả, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án. Đồng thời, đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các mục tiêu của Đề án.
Kết quả đáng ghi nhận
Theo báo cáo của UBND các huyện trong diện thực hiện Đề án, đến nay đã thực hiện sắp xếp, bố trí TĐC xen ghép cho 131/1.122 hộ, đạt tỷ lệ 11,7% mục tiêu đề án. Trong đó, huyện Lang Chánh 7/26 hộ, đạt tỷ lệ 26,9%; huyện Bá Thước có 33/141 hộ, đạt tỷ lệ 23,4%; huyện Như Xuân 4/25 hộ, đạt tỷ lệ 16%; huyện Quan Hóa 42/320 hộ...
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Văn Cường báo cáo tiến độ thực hiện Đề án.
Đối với việc thực hiện các dự án TĐC liền kề và TĐC tập trung, tổng số dự án được duyệt là 51 dự án/1.724 hộ dân. Trong đó, TĐC liền kề 34 dự án/846 hộ dân. Hiện, 3 dự án/46 hộ đang thi công; 8 dự án/197 hộ đang thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư; 12 dự án/381 hộ chưa phê duyệt chủ trương đầu tư và 11 dự án/222 hộ không thực hiện. TĐC tập trung là 17 dự án/878 hộ dân. Trong đó có 4 dự án/151 hộ dân được đầu tư theo hình thức khẩn cấp đã hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng và các hộ dân đã di chuyển đến nơi ở mới (huyện Mường Lát 1 dự án/42 hộ; huyện Quan Sơn 1 dự án/36 hộ; huyện Quan Hóa 2 dự án/73 hộ); 6 dự án/313 hộ đang thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư; 6 dự án/326 hộ chưa phê duyệt chủ trương đầu tư và 1 dự án/88 hộ không thực hiện.
Chia sẻ của các đại biểu tại hội nghị cho biết, ngay sau khi có chủ trương thực hiện các dự án, các huyện đã khảo sát, lựa chọn vị trí các khu TĐC có điều kiện thuận lợi, an toàn, khoảng cách không xa so với nơi ở cũ để bảo đảm không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của các hộ dân.
Toàn cảnh hội nghị.
Đặc biệt, với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của các địa phương, công tác sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra thiên tai trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh đã, đang được thực hiện đúng tiến độ. Kết cấu hạ tầng tại các khu TĐC đang từng bước được đầu tư và hoàn chỉnh, giao thông đi lại giữa các vùng tương đối thuận lợi, giúp cho đồng bào yên tâm sản xuất và định cư tại nơi ở mới.
Giám đốc Sở Xây dựng Phan Lê Quang phát biểu tại hội nghị.
Ngoài phần kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới từ nguồn ngân sách tỉnh theo Kết luận số 590-KL/TU, ngày 8/9/2021, các hộ dân cũng đã chủ động huy động nguồn lực của gia đình để chỉnh trang nhà cửa sớm ổn định được cuộc sống. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã thực hiện lồng ghép các dự án, các chương trình mục tiêu quốc gia để tập trung hỗ trợ cho người dân trong vùng dự án, qua đó góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng - an ninh tại các địa phương.
Vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Dưới sự điều hành của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang, tại hội nghị, đại diện ngành chức năng, các địa phương trong diện thực hiện đề án đã tập trung thảo luận, đánh giá thêm những kết quả đạt được cũng như chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu gợi ý và điều hành nội dung thảo luận.
Các đại biểu cho rằng, đối với việc bố trí TĐC xen ghép, đa số các hộ dân vùng ảnh hưởng thiên tai là các hộ nghèo, cận nghèo nên việc tự tìm kiếm quỹ đất để thực hiện di chuyển còn khó khăn, đến nay việc bố trí TĐC xen ghép trên địa bàn các huyện đạt tỷ lệ thấp (11,7%).
Đại diện lãnh đạo huyện Mường Lát phát biểu tại hội nghị.
Về thực hiện các dự án TĐC tập trung, liền kề, đối với 17 dự án/556 hộ được phê duyệt chủ trương đầu tư (thời gian phê duyệt từ tháng 7/2022 và tháng 3/2023); đến nay, đã hơn 1 năm triển khai thực hiện nhưng mới có 3 dự án đang thực hiện thi công san lắp mặt bằng; còn lại 14 dự án vẫn đang triển khai thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Đại diện lãnh đạo huyện Quan Sơn phát biểu tại hội nghị.
Đối với 18 dự án/707 hộ chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các huyện để trình thẩm định chủ trương đầu tư dự án (lần 1). Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định một số dự án có vị trí bố trí TĐC cho các hộ dân chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất phải chờ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới bảo đảm điều kiện thẩm định; một số dự án theo yêu cầu các huyện phải có cam kết vốn đối ứng kinh phí giải phóng mặt bằng để xác định tổng mức đầu tư dự án bảo đảm quy định. Tuy nhiên, một số huyện đang gặp khó khăn và không bố trí được kinh phí để thực hiện giải phóng mặt bằng...
Đại diện lãnh đạo huyện Quan Hóa phát biểu tại hội nghị.
Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc cũng được các đại biểu phân tích và nêu rõ như, các huyện miền núi có đặc điểm địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, chia cắt bởi nhiều sông, suối nên việc lựa chọn vị trí TĐC bảo đảm an toàn gặp khó khăn khi quỹ đất ở rất hạn chế. Nhiều khu dự kiến bố trí TĐC cho các hộ dân cách xa trung tâm xã, huyện; cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng đồng bộ, giao thông đi lại khó khăn, địa hình phức tạp, độ dốc cao, khối lượng đất đá rất lớn dẫn đến chi phí san nền, chi phí vận chuyển vật liệu, đầu tư cơ sở hạ tầng khu TĐC lớn...
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021 – 2025”. Đồng thời nhấn mạnh: Việc bố trí ổn định dân cư tại các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, khu rừng đặc dụng, ổn định dân di cư tự do là một nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm.
Việc bố trí ổn định dân cư phù hợp với quy hoạch các cấp, phong tục, tập quán văn hóa của từng dân tộc và gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới là mục tiêu, đồng thời cũng là giải pháp để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội; bảo vệ chủ quyền, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái, tài nguyên nước. Bố trí ổn định dân cư có tác động lớn đến việc ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo, hình thành các điểm dân cư mới có cơ sở hạ tầng thiết yếu, giữ vững an ninh chính trị, gắn với bảo vệ môi trường.
“Nếu giải quyết tốt những khó khăn về bố trí dân cư nông thôn là “chìa khóa” góp phần mở “cánh cửa” trong xây dựng nông thôn mới hiện nay” - Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nêu rõ: Bước vào triển khai thực hiện đề án, trong bối cảnh có những thuận lợi, khó khăn nhất định, song, với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, cấp ủy, chính quyền các cấp đã nghiêm túc tiếp thu, cụ thể hóa những định hướng, chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn 11 huyện miền núi, đề án đã triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả.
Nét nổi bật của việc bố trí sắp xếp, ổn định dân cư trong thời gian qua là đã gắn việc di dân với thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; đã điều chỉnh, cơ cấu lại các điểm dân cư gắn với quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi cộng đồng, từ đó nhiều bản làng mới được hình thành, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi; đời sống của các hộ dân dần được ổn định, yên tâm phát triển sản xuất, không còn tình trạng di cư tự do và chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường sinh thái và phát huy sức mạnh quốc phòng toàn dân trong việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Bên cạnh kết quả đạt được, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục. Đồng chí chỉ rõ: Để thực hiện thắng lợi mục tiêu của đề án, trong thời gian tới, cần phải hoàn thành việc bố trí ổn định cho 2.846 hộ dân ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến nơi ở mới an toàn; đây là một nhiệm vụ hết sức lớn và khó khăn nên trong thời gian tới yêu cầu các cấp, các ngành, các cấp ủy, chính quyền địa phương quán triệt sâu sắc các nội dung tại Kết luận số 590, ngày 8/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định số 4845/QĐ-UBND, ngày 1/12/2021 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025”.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đề nghị UBND tỉnh tiếp tục bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của đề án để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện; đồng thời, khẩn trương rà soát số hộ dân vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai để kịp thời điều chỉnh, bổ sung vào đề án cho phù hợp, phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Đồng chí lưu ý trong điều kiện quỹ đất như hiện nay, cần giảm thiểu số hộ phải di dân TĐC và hạn chế xây dựng các khu TĐC tập trung có quy mô lớn; có chính sách khuyến khích các xã nhận dân xen ghép để giảm suất đầu tư, tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước. Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm chỉ đạo triển khai, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các nội dung của đề án; theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn các chủ đầu tư, các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công của các dự án, đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh giao kế hoạch vốn cho các dự án TĐC thuộc đề án sau khi có đủ hồ sơ theo quy định.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: Các cấp ủy, tổ chức đảng, các ban, sở, ngành, MTTQ, các đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân phải xác định “chính sách bố trí dân cư nông thôn nên lấy nhu cầu phát triển sản xuất làm điểm xuất phát”, từ đó tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn miền núi đi vào chiều sâu và phát triển bền vững; chuyển mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, có giá trị cao, đẩy mạnh sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tiếp tục quan tâm phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
Đồng thời đề nghị các cấp, các ngành thực hiện tốt quy chế dân chủ, huy động tối đa nguồn lực, nhất là nguồn lực trong Nhân dân để tập trung xây dựng các khu TĐC nhằm sớm ổn định đời sống người dân vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai; kết hợp lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các xã, thôn, bản, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn miền núi; triển khai đồng bộ các giải pháp để tổ chức thực hiện các dự án được ngân sách tỉnh hỗ trợ bảo đảm tiến độ, chất lượng, công khai, minh bạch, đúng với các quy định của pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm tình hình, bám sát thực tiễn, đôn đốc, chỉ đạo xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; xử lý nghiêm các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đơn vị thi công cố tình gây khó khăn, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng nêu rõ: Các sở, ngành cần phải tiếp tục phát huy tinh thần, trách nhiệm trong thực hiện đề án, coi đây vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm. Các huyện xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Đồng thời phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể, người dân và doanh nghiệp trong công tác bố trí sắp xếp, ổn định dân cư; tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, vị trí, vai trò của công tác bố trí dân cư đối với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, củng cố an ninh - quốc phòng.
Phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được trong thời gian qua, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng tin tưởng chắc chắn rằng, với truyền thống đoàn kết, tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, Thanh Hóa sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu sắp xếp, ổn định dân cư vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở các huyện miền núi trong tỉnh, góp phần xây dựng và phát triển Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại, tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.
Phát biểu bế mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn một lần nữa nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện Đề án “Sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025” cũng như những nhiệm vụ, giải pháp đang được tỉnh, ngành chức năng và các địa phương thực hiện. Đồng thời đề nghị các huyện, các địa phương tổng rà soát lại các nhiệm vụ, mục tiêu và yêu cầu đặt ra trong thời gian tới báo cáo UBND tỉnh để có sự điều chỉnh đề án cho phù hợp, sát với yêu cầu thực tiễn.
Phong Sắc
{name} - {time}
-
2024-11-25 05:00:00
Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 25/11/2024
-
2024-11-24 18:11:00
TP Thanh Hóa triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025
-
2024-04-12 14:54:00
Hậu Lộc tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng NTM
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn kiểm tra tiến độ thực hiện sắp xếp, ổn định dân cư tại huyện Bá Thước
Đoàn đại biểu hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vy Hẳn; dự lễ bàn giao trụ sở Ủy ban chính quyền huyện Sầm Nưa
Dâng hương tại di tích lịch sử cách mạng Chùa Xuân Áng - Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên huyện Vĩnh Lộc
Thao giảng giảng viên lý luận chính trị cụm 2
Đoàn Đại biểu cấp cao tỉnh Thanh Hóa dự Lễ buộc chỉ cổ tay – nét đẹp văn hóa truyền thống của người Lào
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 12/4/2024
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 12/4
[E-Magazine] - Chỉ bàn làm, không bàn lùi
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng gặp gỡ thân mật cộng đồng người Thanh Hóa tại tỉnh Hủa Phăn