Liên hợp quốc đã yêu cầu 9 quốc gia tạm đình chỉ luân phiên phái bộ lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trong vòng 3 tháng để đề phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.

Tin liên quan

Đọc nhiều

LHQ yêu cầu 9 nước ngừng điều động luân phiên lực lượng Mũ nồi xanh

Liên hợp quốc đã yêu cầu 9 quốc gia tạm đình chỉ luân phiên phái bộ lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trong vòng 3 tháng để đề phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.

LHQ yêu cầu 9 nước ngừng điều động luân phiên lực lượng Mũ nồi xanhLực lượng Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Cộng hòa Dân chủ Congo. (Nguồn: UN)

Những quốc gia trên bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Campuchia, Thái Lan, Nepal, Ấn Độ, Italy và Đức - đều là những nước đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của COVID-19.

Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (hay còn gọi là lực lượng Mũ nồi xanh) có khoảng 100.000 người đang tham gia các sứ mệnh bảo vệ hòa bình tại 15 quốc gia.

Các nguồn tin ngoại giao tại Liên hợp quốc cho biết yêu cầu trên được đưa ra “nhằm duy trì sức mạnh hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền của các nước.”

Liên hợp quốc muốn đảm bảo rằng lực lượng quân sự này ở trong tình trạng thể lực tốt, đồng thời duy trì tính liên tục của các hoạt động gìn giữ hòa bình.

Vì những lo ngại về dịch bệnh, Liên hợp quốc cũng đã quyết định hủy một số cuộc họp vốn đã được lên kế hoạch tổ chức tại thành phố Bonn của Đức và những nơi khác, nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về khí hậu tiến hành tháng 11 tới tại Glasgow (Scotland, Vương quốc Anh).

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi người dân hạn chế tới thăm người cao tuổi - những đối tượng dễ bị tổn thương do dịch COVID-19.

Trong một phát biểu ngày 6/3, Tổng thống Pháp nhấn mạnh: “Ưu tiên của chúng ta là bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 đang hoành hành... và do đó, chúng ta cần hạn chế tối đa các chuyến thăm nom người cao tuổi.”

Theo ông, đây có thể bị coi là một hành động gây tổn thương, nhưng trên thực tế lại là một biện pháp phòng dịch cần thiết.

Tổng thống Macron nêu rõ dịch bệnh có thể sẽ kéo dài trong vài tuần, đồng thời kêu gọi người dân nên chủ động phòng dịch với tinh thần trách nhiệm nhưng không hoảng loạn.

Tính đến hết ngày 6/3, nước Pháp ghi nhận 577 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 (tăng 154 ca so với một ngày trước đó) và 9 ca tử vong do COVID-19 (tăng 2 ca). Những người tử vong ở Pháp cho đến nay đều là những người cao tuổi, với nhiều bệnh lý có sẵn.

Một trong những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất ở Pháp là Haut-Rhin, miền Đông nước này. Số các ca nhiễm COVID-19 tại đây đã tăng gấp 8 lần trong vòng 8 giờ qua (lên 81 ca nhiễm bệnh).

Giới chức khu vực này đã ban bố một loạt biện pháp phòng dịch bao gồm đóng cửa một số trường học và cấm các cuộc tụ họp có sự tham gia của 50 người trở lên.

Một số trường hợp nhiễm COVID-19 ở Haut-Rhin được xác định bắt nguồn từ một cuộc họp của một nhà thờ truyền giáo từ ngày 17 đến 24/2 vừa qua tại thành phố Mulhouse, với sự tham dự của khoảng 2.000 người.

Theo Reuters



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]