Thế giới đứng trước nguy cơ “báo động đỏ” do nắng nóng kỷ lục
Theo số liệu sơ bộ của WMO - cơ quan giám sát khí hậu của Liên minh châu Âu (EU), thế giới đã có 2 năm liền ghi nhận nhiệt độ trung bình trong tháng 8 ở mức cao kỷ lục.
Nắng chói chang tại Las Vegas, bang Nevada (Mỹ), ngày 12/7/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 4/9, Giám đốc Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), bà Celeste Saulo, cho rằng nhiệt độ tăng cao sẽ kích hoạt “cảnh báo đỏ” toàn cầu sau khi các chỉ số nhiệt trên thế giới tiếp tục lập các kỷ lục mới trong tháng 8 vừa qua.
Theo số liệu sơ bộ của WMO - cơ quan giám sát khí hậu của Liên minh châu Âu (EU), thế giới đã có 2 năm liền ghi nhận nhiệt độ trung bình trong tháng 8 ở mức cao kỷ lục. Australia, Nhật Bản, cùng nhiều khu vực của Trung Quốc và Na Uy đều đã trải qua tháng 8 nóng chưa từng có.
Mặc dù hiện chưa có báo cáo chính xác về nhiệt độ trung bình toàn cầu trong tháng 8 vừa qua, nhưng theo Cơ quan Giám sát Khí hậu Copernicus (C3S) của EU, mức nhiệt có thể vượt cả con số ghi nhận trong tháng 8 năm ngoái là 16,82 độ C.
Cũng theo cơ quan này, nắng nóng kỷ lục trong tháng 8 đã kéo dài chuỗi tháng có mức nhiệt trung bình cao hơn so với cùng kỳ năm trước, và hiện con số này đã lên tới 15 tháng liên tiếp.
Phát biểu tại một diễn đàn khí hậu khu vực diễn ra ở Singapore, bà Celeste nhấn mạnh nhiệt độ đang tăng cao hơn mức dự báo mà con người đưa ra, do thế giới chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. Kết quả là các ngưỡng nhiệt độ liên tục bị xô đổ.
Bà Celeste kêu gọi cần phải tăng cường hiệu quả công tác giám sát cũng như hỗ trợ các cơ quan khí tượng, đồng thời đầu tư thêm nhiều nguồn lực hơn nữa cho các cơ quan này.
Tại diễn đàn, Singapore đã được chỉ định là trung tâm giám sát ô nhiễm do cháy rừng và khói mù của khu vực. Trên thế giới hiện chỉ có 2 trung tâm như thế này với nhiệm vụ cung cấp những thông tin đáng tin cậy về các vụ cháy rừng và đưa ra dự báo về tình trạng ô nhiễm nhằm khỏa lấp khoảng trống về dữ liệu của khu vực.
Diễn đàn được tổ chức sau khi WMO công bố đánh giá mới nhất về tác động của tình trạng biến đổi khí hậu tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với cảnh báo mực nước biển đang dâng cao hơn mức trung bình ở nhiều khu vực./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-23 15:16:00
Các nhà lãnh đạo châu Âu phản ứng trái chiều về lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel
-
2024-11-23 10:30:00
Nga tấn công Ukraine bằng MIRV: Sự thay đổi rõ ràng so với học thuyết răn đe Chiến tranh Lạnh
-
2024-09-04 14:01:00
Ba Lan công bố danh mục 200 trang về các loại vũ khí tốt nhất
Khai mạc triển lãm hàng không quốc tế lớn nhất tại Trung Đông và châu Phi
Anh là quốc gia đầu tiên cấm chất xylazine trong thuốc lá điện tử
Ít nhất 6 quan chức trong nội các Ukraine nộp đơn từ chức
Mỹ chuẩn bị gửi một lô tên lửa hành trình tầm xa cho Ukraine
Mỹ chấp thuận bán 8 hệ thống tên lửa HIMARS trị giá 390 triệu USD cho Croatia
Tổng thống Biden lần đầu cùng tham gia vận động tranh cử với bà Kamala Harris
Tòa án Venezuela ban hành lệnh bắt ứng viên đối lập Edmundo González Urrutia
Mùa Hè nóng kỷ lục, tăng chi tiêu dùng tại Nhật Bản lên tới 39 tỷ yen
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 2/9: Nga, Ukraine chuẩn bị cho các trận đánh lớn