(Baothanhhoa.vn) - Nhằm giáo dục đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tiếp cận pháp luật một cách trực quan, sinh động, nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật, những năm qua, Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã đổi mới trong cách tuyên truyền pháp luật bằng hình thức “Phiên tòa giả định”, qua đó góp phần nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong ĐVTN.

Phiên tòa giả định - hình thức tuyên truyền pháp luật mới của Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh

Nhằm giáo dục đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tiếp cận pháp luật một cách trực quan, sinh động, nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật, những năm qua, Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã đổi mới trong cách tuyên truyền pháp luật bằng hình thức “Phiên tòa giả định”, qua đó góp phần nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong ĐVTN.

Phiên tòa giả định - hình thức tuyên truyền pháp luật mới của Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnhĐoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với các đơn vị tổ chức "Phiên tòa giả định" với chủ đề tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy.

Tháng 11/2023, Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ĐVTN thông qua “Phiên tòa giả định” một vụ án hình sự, xét xử tội Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Tình huống giả định được hội đồng xét xử đưa ra là nạn nhân Vi Thị Hằng (16 tuổi) quen biết bị cáo Lang Văn Hưng (22 tuổi) qua mạng xã hội, sau đó cả hai có quan hệ yêu đương. Bị cáo có hành vi dụ dỗ nạn nhân về nhà chung sống với nhau như vợ chồng và có quan hệ tình dục với nhau. Do còn độ tuổi đi học, nạn nhân muốn được đi học trở lại, nhưng bị cáo không cho và nhiều lần đánh đập nạn nhân. Nạn nhân bỏ trốn và kể lại sự việc cho nhà trường. Huyện đoàn địa phương đã làm đơn tố giác hành vi của Hưng đến cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện để bảo vệ quyền cho Hằng. Cơ quan điều tra công an huyện đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lang Văn Hưng về tội “Giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi”.

Tại phiên tòa, các thành viên trong Đội tuyên truyền pháp luật của Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh là những thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, thư ký tòa... đã trực tiếp tham gia tuyên truyền bằng những biện pháp tố tụng hình sự nhưng tranh luận hợp lý, phù hợp với đối tượng đã thu hút sự quan tâm của 600 cán bộ, ĐVTN, học sinh, sinh viên đến từ các tổ chức cơ sở Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh và Đoàn Trường TH, THCS&THPT Hồng Đức. Qua đó, giúp các ĐVTN hiểu rõ hơn về luật bảo vệ trẻ em và những mối nguy hại về xâm hại tình dục trong cuộc sống, góp phần ngăn ngừa những vụ xâm hại tình dục đối với trẻ em. Đặc biệt với hình thức tuyên truyền trực quan, sinh động, các ĐVTN đều thấy hứng thú, dễ tiếp thu các vấn đề liên quan đến pháp luật.

Cũng là hình thức tuyên truyền pháp luật thông qua “Phiên tòa giả định” vào tháng 11/2022, Ban Thường vụ Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp các đơn vị liên quan lựa chọn chủ đề tuyên truyền, PBGDPL về phòng, chống ma túy cho ĐVTN.

Theo cáo trạng trình bày tại “Phiên tòa giả định”, vào khoảng 1 giờ 00 phút ngày 21/5/2020, tại căn biệt thự nghỉ dưỡng ở phường Quảng Cư (TP Sầm Sơn), tổ công tác thuộc phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện, bắt quả tang Hoàng Văn Đông, Lê Thị Hà, Nguyễn Tất Thắng, Lê Thị Dung, Trương Quốc Đạt, Văn Đình Cường, Lê Huy Linh và 7 các đối tượng liên quan khác đang có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Tổ công tác đã lập biên bản và thu giữ các vật chứng liên quan tại hiện trường. Kết quả xét nghiệm nước tiểu 14 đối tượng trên đều dương tính với ma túy. Tại biên bản giám định của cơ quan công an, các chất bột màu trắng thu giữ tại hiện trường đều là ma túy, loại Ketamine, MDMA.

“Phiên tòa giả định” diễn ra với đầy đủ trình tự, thủ tục, thành phần theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, giúp các ĐVTN hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật về hành vi phạm tội, mức án áp dụng cũng như hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, tính nghiêm minh của pháp luật, từ đó để các bạn trẻ thấy được tác hại của ma túy, không sử dụng, rủ rê người khác sử dụng ma túy và tránh xa cạm bẫy ma túy.

Em Việt Hương, ĐVTN Báo Thanh Hóa nói: “Việc tuyên truyền các quy định của Bộ Luật hình sự thông qua “Phiên tòa giả định” giúp “mềm hóa” những quy định của pháp luật; đưa các tình huống pháp lý đến gần hơn với tâm lý của người tham dự. Thay vì phải nhớ những điều khoản, quy định một cách máy móc, khô khan thì mọi người sẽ nhớ đến hành vi vi phạm của các “bị cáo” trong buổi xét xử để từ đó tránh những vi phạm tương tự".

Còn em Nguyễn Văn H., học sinh Trường TH, THCS&THPT Hồng Đức nói: “Lâu nay em cứ nghĩ là yêu nhau, tự nguyện dâng hiến cho nhau là không vi phạm pháp luật. Nhưng qua tham dự phiên tòa, thấy hội đồng xét xử luận tội quan hệ tình dục với bạn gái đang trong độ tuổi vị thành niên, kể cả trong trường hợp bạn gái tự nguyện dâng hiến, thì lại là phạm tội. Em mong muốn được tham dự nhiều phiên tòa như thế này để hiểu biết thêm các quy định của pháp luật”.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Hoàng Mạnh Cường, Bí thư Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, cho biết: Nhằm trang bị cho cán bộ, ĐVTN Khối nắm rõ hơn về các văn bản, quy định của Đảng, Nhà nước, các quy định của pháp luật, những năm qua, Ban Thường vụ Đoàn Khối đã hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở đoàn triển khai nhiều phong trào, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động ĐVTN nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật; nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho ĐVTN; chủ động đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào các buổi sinh hoạt chi đoàn; tăng cường tổ chức hội thi, hội diễn tìm hiểu, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của ĐVTN trong chấp hành pháp luật; đồng thời, đã mang lại hiệu quả, hiệu ứng xã hội tích cực, có tính giáo dục và được các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh đánh giá cao.

Đối với việc lựa chọn hình thức tuyên truyền pháp luật thông qua “Phiên tòa giả định” là cách làm sáng tạo, hiệu quả, sát thực tế của Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh. Bởi, thông qua hình thức sân khấu hóa, các ĐVTN có cơ hội tiếp cận các tình tiết vụ án, các quy định pháp luật một cách cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ. Đặc biệt, việc xây dựng kịch bản những “phiên tòa giả định” bám sát thực tiễn; phần giao lưu và trực tiếp trả lời các câu hỏi sau mỗi phiên tòa đã kịp thời giải đáp thắc mắc của ĐVTN. Nhiều câu hỏi tình huống được thành viên Hội đồng xét xử và đại diện các cơ quan trả lời cụ thể, phù hợp với thực tiễn. Qua đó, giúp ĐVTN có thêm kiến thức về các quy định của pháp luật, từ đó nâng cao cảnh giác để phòng tránh cạm bẫy của các đối tượng lừa đảo, tiếp tay cho những hành vi vi phạm pháp luật. Với những hiệu quả tích cực, các “phiên tòa giả định” đã giúp tuyên truyền, phổ biến sâu rộng kiến thức pháp luật; đồng thời, giáo dục cho mọi người, nhất là học sinh, ĐVTN về hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong giới trẻ hiện nay, góp phần xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật.

Bài và ảnh: Ngân Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]