Phát triển kinh tế số: Chưa được như kỳ vọng

(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số (CĐS) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển hạ tầng viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế số một số ngành, lĩnh vực còn chậm, thông tin sai lệch, tin giả còn nhiều và chưa được xử lý triệt để.

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số (CĐS) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển hạ tầng viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế số một số ngành, lĩnh vực còn chậm, thông tin sai lệch, tin giả còn nhiều và chưa được xử lý triệt để.

Phát triển kinh tế số: Chưa được như kỳ vọngPhó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa làm việc với Trung tâm giám sát và điều hành thông minh tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Linh Hương

Công nghệ số thúc đẩy sự phát triển

Xác định hạ tầng số đóng vai trò quyết định trong CĐS, trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm, đầu tư, nâng cấp hạ tầng số nhằm đáp ứng nhu cầu của sự phát triển và yêu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Thanh Hóa đã xây dựng và duy trì Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc (TDOffice) để phục vụ công tác quản lý, điều hành, xử lý văn bản điện tử trên môi trường mạng. Đến nay, đã triển khai Hệ thống TDOffice tới 100% các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh với 1.690 đơn vị; số lượng tài khoản được tạo lập, khai báo sử dụng trên phần mềm là 19.165 tài khoản được tích hợp Chứng thư số chuyên dùng phục vụ cho hoạt động ký số văn bản, trao đổi điện tử liên thông 4 cấp.

Thanh Hóa cũng đã tích cực triển khai hệ thống thông tin báo cáo quốc gia đảm bảo 100% công tác báo cáo của tỉnh được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. Cùng với đó, các ngành, lĩnh vực đã bước đầu ứng dụng các nền tảng số theo từng lĩnh vực, xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) ngành, lĩnh vực dựa trên CSDL quốc gia và kết nối với Trung tâm dữ liệu của tỉnh...

Thúc đẩy phát triển kinh tế số, tỉnh Thanh Hóa đã tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa CĐS; quan tâm phát triển doanh nghiệp công nghệ số, nâng tổng số doanh nghiệp công nghệ số lên 615 doanh nghiệp; toàn tỉnh hiện có 5.550 doanh nghiệp đạt mức độ CĐS theo quy định của Bộ TT&TT.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện ứng dụng các nền tảng số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như nền tảng hóa đơn điện tử, nền tảng quản trị doanh nghiệp, nền tảng bán hàng trực tuyến... qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh và năng suất lao động.

Bên cạnh đó, đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong bối cảnh thực hiện CĐS cũng là một trong những lĩnh vực được tỉnh Thanh Hóa xác định là yếu tố mang tính “sống còn”. Tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng, Trung tâm Điều hành thông minh tập trung và xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (BigData), Khu CNTT tập trung...; tập trung đầu tư hạ tầng, thiết bị, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác về an toàn, an ninh thông tin.

Đến nay, 605/605 cơ quan quản lý nhà nước (20 sở, ban, ngành, 27 huyện, thị xã, thành phố và 558 phường, xã, thị trấn) đã được phê duyệt an toàn thông tin theo hồ sơ cấp độ; các cấp đã thành lập các Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Thanh Hóa theo mô hình “4 lớp” và hoạt động hiệu quả, bảo đảm an toàn thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước...

Vẫn còn nhiều bất cập

Công cuộc CĐS đang thay đổi các hoạt động quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh của mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thông qua các công nghệ mới giúp mang lại sự hiệu quả, linh hoạt, mở ra lợi thế cạnh tranh... Xong, hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế số một số ngành, lĩnh vực còn chậm, các mối đe dọa về an ninh thông tin ngày càng gia tăng.

Phát triển kinh tế số: Chưa được như kỳ vọngPhó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa làm việc với Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thanh Hóa.

Để thực hiện thành công công cuộc CĐS, bên cạnh việc đảm bảo nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông, CNTT, đào tạo nguồn nhân lực... thì một thách thức lớn đó là việc đảm bảo an toàn an ninh thông tin trên môi trường mạng. Song thực tế cho thấy, công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập như nguồn lực đầu tư cho hoạt động an toàn, an ninh mạng còn hạn chế; việc triển khai đồng bộ các giải pháp, mô hình bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo quy định tại các cơ quan, đơn vị đang còn chưa đầy đủ; nguồn nhân lực về CNTT, đặc biệt là về an toàn, an ninh mạng còn thiếu và yếu...

Bên cạnh đó, CSDL của tỉnh và một số sở, ban, ngành, địa phương theo ngành dọc còn rời rạc, chưa được kết nối để chia sẻ, cung cấp thông tin; chưa xây dựng được CSDL chung của tỉnh; phần mềm TDOffice có một số chức năng không còn phù hợp với yêu cầu mới; các máy tính chủ tại trung tâm CSDL của tỉnh được đầu tư từ trước năm 2019 (trong khi đó, thiết bị điện tử hoạt động ổn định trong vòng 5 năm), do vậy, một số chức năng Hệ thống TDOffice không còn phù hợp; thiết bị phần cứng, có khả năng tiềm ẩn các nguy cơ hỏng hóc các thành phần (ổ đĩa, bộ nhớ RAM, bộ vi xử lý CPU...) cần được bổ sung, thay thế...

Ngoài ra, việc ứng dụng, triển khai các nền tảng số trong các ngành, lĩnh vực vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu hướng dẫn đồng bộ; các ngành, lĩnh vực đang ứng dụng các nền tảng số chủ yếu trong các hoạt động quản lý, tài chính, bán hàng... Việc ứng dụng CĐS trong các quy trình trực tiếp sản xuất, kinh doanh chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế...

Trước những bất cập, tồn tại trên, Sở TT&TT đang tiếp tục tham mưu phát triển hạ tầng số; nâng cấp hệ thống TDOffice, mở rộng, nâng cấp CSDL của tỉnh theo hướng làm Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh (Big Data), sử dụng công nghệ điện toán đám mây, đảm bảo năng lực để lưu trữ các CSDL dùng chung của tỉnh, đảm bảo an toàn thông tin phục vụ cung cấp hạ tầng dùng chung cho các cơ quan nhà nước. Đồng thời, tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, khai thác, chia sẻ, phân tích và điều phối dữ liệu; xây dựng mạng LAN tại trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo đúng theo quy định; thường xuyên rà soát, tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ thủ tục hành chính; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện số hóa, sử dụng lại dữ liệu đã có sẵn và liên thông dữ liệu để người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, hồ sơ nhiều lần, nâng cao dịch vụ công trực tuyến toàn trình...

Cùng với đó, để chủ động bảo đảm an toàn thông tin mạng trong quá trình CĐS, tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục triển khai việc xây dựng, ban hành, hướng dẫn công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng; xác định và thực thi bảo vệ hệ thống thông tin theo cấp độ; triển khai các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; xây dựng, kiện toàn chức năng nhiệm vụ và nguồn nhân lực thực hiện công tác an toàn, an ninh thông tin; đẩy mạnh phối hợp trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng...

Theo Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT&TT), Thanh Hóa có tỷ lệ kinh tế số lõi 2,15%, kinh tế số lan tỏa 8,58%, tỷ trọng kinh tế số chiếm 10,74% trong GRDP toàn tỉnh năm vừa qua; xếp thứ 2 trong vùng Bắc Trung bộ và thứ 26 cả nước về kinh tế số. Trong khi đó, Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đặt ra mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% trở lên trong GRDP của tỉnh. Như vậy, kinh tế số hiện chiếm tỷ lệ nhỏ trong GRDP của tỉnh. Việc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; chuyển đổi số ngành, lĩnh vực chưa nhiều; thương mại điện tử phát triển chưa mạnh, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Thanh Hóa cần tiếp tục quan tâm phát triển thương mại điện tử, khu công nghệ thông tin tập trung ngành bán dẫn và điện tử, CĐS các khu công nghiệp, hoạt động nông nghiệp có thương hiệu, giá trị cao gắn với phát triển du lịch, thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

14°C - 25°C
Ít mây, không mưa
  • 18°C - 25°C
    Có mây, không mưa
  • 18°C - 24°C
    Nhiều mây, không mưa
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]