(Baothanhhoa.vn) - Nhằm khai thác lợi thế về điều kiện đất đai, sản phẩm đặc trưng, nhiều HTX tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh được thành lập, tạo việc làm, nâng cao trình độ sản xuất và thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, để phát triển các HTX bền vững, theo định hướng của thị trường rất cần trợ lực từ phía cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương.

Phát triển HTX ở khu vực miền núi còn nhiều khó khăn

Nhằm khai thác lợi thế về điều kiện đất đai, sản phẩm đặc trưng, nhiều HTX tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh được thành lập, tạo việc làm, nâng cao trình độ sản xuất và thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, để phát triển các HTX bền vững, theo định hướng của thị trường rất cần trợ lực từ phía cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương.

Phát triển HTX ở khu vực miền núi còn nhiều khó khănDiện tích sản xuất cây đu đủ lấy hoa của HTX Dịch vụ nông dược Bá Thước (Bá Thước) mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hội viên.

Đa phần người dân xã Ái Thượng (Bá Thước) phát triển kinh tế từ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do địa hình khó khăn, trình độ sản xuất của Nhân dân còn lạc hậu nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Xã có HTX dịch vụ nông nghiệp nhưng hoạt động không hiệu quả, chưa phát huy được vai trò “bà đỡ” cho sản xuất. Từ thực tế đó, năm 2022, 7 thành viên đã phối hợp thành lập HTX Dịch vụ nông dược Bá Thước với mong muốn trở thành trụ đỡ trong sản xuất cho người dân.

Hiện nay, HTX Dịch vụ nông dược Bá Thước đang tổ chức liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho khoảng 2,5 ha cây đu đủ lấy hoa, 2,75 ha cà gai leo và hơn 500 đàn ong mật tại địa phương... trở thành một trong những HTX tiêu biểu, năng động trong cơ chế thị trường của khu vực miền núi.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đình Hải, Giám đốc HTX Dịch vụ nông dược Bá Thước: "Do số vốn điều lệ thấp, chưa có kinh nghiệm trong quản lý, phát triển sản phẩm nổi trội và tiếp cận thị trường nên hiệu quả hoạt động chưa cao. HTX mong muốn được hỗ trợ từ chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan để có điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh và thêm cơ hội để kết nối tiêu thụ trên thị trường".

Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, 11 huyện miền núi có khoảng 385 HTX đang hoạt động. Hằng năm, có hàng chục HTX thành lập mới. Trong đó, có nhiều đơn vị đã phát huy được vai trò trong hỗ trợ người dân, là cầu nối quy tụ, tập hợp những người sản xuất vào HTX, đưa ra mô hình sản xuất và tạo ra sản phẩm có quy mô lớn hơn. Đồng thời, làm cầu nối đưa sản phẩm ra thị trường và cung ứng các dịch vụ đầu vào cho người dân sản xuất. Tuy nhiên, các HTX ở vùng miền núi của tỉnh Thanh Hóa quy mô vẫn còn nhỏ, số lượng thành viên ít. Hoạt động của HTX chủ yếu mới làm được khâu dịch vụ đầu vào, chưa làm tốt khâu đầu ra và tiêu thụ sản phẩm. Hiệu quả hoạt động của nhiều HTX chưa có sức lan tỏa, chưa tạo sự gắn kết cho thành viên và người dân, việc sản xuất, kinh doanh, chủ yếu tập trung vào các dịch vụ truyền thống, tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, giống, vật nuôi mới vào sản xuất chậm. Ngành nghề kinh doanh không đa dạng, sản phẩm tạo ra chưa có tính cạnh tranh cao, khó tiêu thụ, còn mang tính tự phát, chưa được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa...

Bà Lương Thị Niệm, Giám đốc HTX Nông nghiệp an toàn và hữu cơ Lang Chánh, xã Đồng Lương (Lang Chánh) chia sẻ: “Do thiếu vốn sản xuất và hạn chế trong ứng dụng kỹ thuật hiện đại nên thành viên HTX vẫn duy trì phương thức thủ công, như: làm đất, lên luống, trồng và chăm tưới cho cây trồng. Điều này vừa tốn nhân công, chất lượng lại không đồng đều. Do đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất chúng tôi cần được hỗ trợ từ các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất và đẩy mạnh khâu tiếp thị, quảng bá sản phẩm".

Thực trạng nói trên đã và đang diễn ra ở hầu hết các HTX thuộc khu vực miền núi của tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do các HTX đang thiếu người quản lý năng động, có tư duy kinh tế thị trường và chịu khó để tìm kiếm đối tác bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó, sản phẩm của HTX cũng đang ở quy mô nhỏ, đặc biệt mô hình sản xuất và sản phẩm chưa có yếu tố nổi trội, vượt lên. Ngoài ra, trình độ quản trị của nhiều HTX còn yếu, phần lớn quản trị theo kinh nghiệm; khả năng tiếp cận các chính sách còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng (bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội) vẫn còn thấp kém, nhất là đường giao thông, hệ thống thủy nông thủy lợi...

Theo Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Lê Hồng Hải: Để tháo gỡ khó khăn, tạo động lực cho KTTT và HTX ở khu vực miền núi phát triển bền vững, cần vận dụng các cơ chế, chính sách, các chương trình dự án của Trung ương, tỉnh để phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất, nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ quản lý HTX và người dân. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phổ biến kiến thức về KTTT, HTX, về ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao nhận thức của đồng bào về công tác dân tộc; biểu dương những cá nhân, HTX tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh và nhân rộng những mô hình phát triển sản xuất phù hợp với năng lực, trình độ sản xuất của người dân địa phương; hỗ trợ các HTX tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Cùng với đó, Liên minh HTX đã phối hợp với nhiều đơn vị liên quan tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực quản lý, trình độ sản xuất và khả năng tiếp cận, thích ứng với thị trường cho các HTX khu vực miền núi, góp phần tạo động lực cho các HTX phát triển bền vững, hiệu quả.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]