Pháp trở thành khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga
Trong tháng Hai, Pháp đã mua lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga trị giá 322,3 triệu euro (343.65 triệu USD), tăng 10% so với tháng Một.
Một trạm nén khí đốt ở Morelmaison, Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hãng tin RIA Novosti, dựa trên số liệu thống kê của châu Âu, ngày 18/4 cho biết Pháp trong tháng 2/2024 đã trở thành khách hàng mua khí đốt số một của Nga trong số các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), thay thế Hungary ở vị trí này.
Trong tháng Hai, Pháp đã mua lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga trị giá 322,3 triệu euro (343.65 triệu USD), tăng 10% so với tháng Một.
Hungary, nước mua khí đốt qua đường ống, đã trở thành quốc gia dẫn đầu về nhập khẩu khí đốt của Nga tháng 12/2023.
Tuy nhiên trong tháng Hai, họ đã giảm nhập khẩu 1/3 xuống còn 210 triệu euro, tụt xuống vị trí thứ hai. Nằm trong top 3 còn có Tây Ban Nha với lượng nhập khẩu LNG trị giá 118,3 triệu euro.
Hy Lạp tăng mua khí đốt từ Nga nhiều nhất trong tháng Hai, gấp 7,8 lần, ở mức 110,4 triệu euro. Tiếp theo là Phần Lan và Thụy Điển theo sau, đã tăng gấp đôi lượng mua hàng của họ lên lần lượt là 6,6 triệu euro và 4,7 triệu euro.
Tổng cộng, các nước thành viên EU đã mua của Nga lượng khí đốt trị giá 1,1 tỷ euro hồi cuối mùa Đông, trong đó 619,4 triệu euro là LNG và 493,3 triệu euro là khí đốt mua qua đường ống.
Thị trường châu Âu từng là thị trường chính đối với các nhà sản xuất khí đốt Nga. Trước đây, xuất khẩu vào EU đạt 150 tỷ m3 và thậm chí còn nhiều hơn. Nhưng năm 2022, sau khi tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc bị phá hủy và các lệnh trừng phạt Nga được áp đặt, khối lượng khí đốt bán cho châu Âu đã giảm đáng kể.
Năm 2022, nguồn cung khí đốt của Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom cho các nước không thuộc CIS (Cộng đồng các quốc gia độc lập) đã giảm khoảng 85 tỷ m3 xuống còn 100,9 tỷ m3 chủ yếu là do suy giảm ở thị trường EU./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-22 15:34:00
Chính phủ Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
-
2024-11-22 14:18:00
Hàn Quốc lập đơn vị đa miền mới chuẩn bị khả năng xảy ra chiến tranh
-
2024-04-19 07:02:00
EU cam kết ủng hộ tiến trình hòa bình Trung Đông và viện trợ cho Ukraine
NATO gấp rút tăng cường năng lực phòng không cho Ukraine
Ukraine tuyên bố tập kích, đánh trúng trận địa phòng không Nga ở Crimea
“Nóng” chủ đề về tình hình Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Động đất rung chuyển phía Tây Nhật Bản khiến ít nhất 8 người bị thương
Mỹ có thể rơi vào thế khó nếu siết trừng phạt xuất khẩu dầu của Iran
Liên hợp quốc kêu gọi các nhà lãnh đạo Libya ưu tiên lợi ích quốc gia
United Airlines thiệt hại 200 triệu USD do vụ cấm bay đối với Boeing 737 MAX 9
Nỗi buồn của Ukraine khi nhìn đồng minh hợp lực bảo vệ Israel
Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất