“Nóng” chủ đề về tình hình Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Ngoại trưởng các nước G7 tập trung thảo luận tình hình Trung Đông, bao gồm cuộc xung đột Hamas-Israel và những diễn biến trong khu vực sau khi Iran tiến hành cuộc tấn công vào Israel.
Tên lửa được phóng từ Iran về phía Israel tối 13/4/2024. (Ảnh: IRNA/TTXVN)
Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm Các nước Công nghiệp Phát triển Hàng đầu Thế giới (G7) đã khai mạc trên Đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.
Tại phiên khai mạc của Hội nghị ba ngày này, các ngoại trưởng tập trung thảo luận tình hình ở Trung Đông, bao gồm cuộc xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hamas và Israel ở Dải Gaza và những diễn biến trong khu vực sau khi Iran tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái vào Israel đêm 13/4 nhằm đáp trả vụ tấn công tòa nhà lãnh sự trong Đại sứ quán Iran tại Syria hôm 1/4 mà Tehran cho là Israel đã thực hiện.
Các ngoại trưởng G7 hiện đang cân nhắc áp đặt trừng phạt với Iran.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani nêu rõ: "Chúng tôi sẽ thảo luận những hình thức áp đặt trừng phạt đối với Iran."
Theo một nguồn tin ngoại giao của Italy, các nước G7 có thể đưa ra lời kêu gọi áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân liên quan đến hoạt động cung cấp tên lửa cho Iran.
Ngoại trưởng Anh David Cameron kêu gọi G7 thông qua những “biện pháp trừng phạt phối hợp” nhằm vào Tehran.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/4 đã nhất trí tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Iran.
Trong khi đó, Mỹ cho biết sẽ sớm áp đặt những biện pháp trừng phạt mới nhằm vào chương trình phát triển tên lửa và thiết bị bay không người lái của Iran.
Các cuộc thảo luận vào sáng 18/4 tập trung vào tình hình an ninh ở Biển Đỏ trong bối cảnh hoạt động vận tải biển tại đây bị gián đoạn do lực lượng Houthi ở Yemen liên tiếp tấn công tàu thương mại đi qua vùng biển này.
Trong một thông báo, Italy - nước hiện là Chủ tịch Luân phiên G7 - nêu rõ cuộc họp sẽ tìm ra biện pháp hướng tới một giải pháp chính trị đáng tin cậy nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh trong khu vực.
Hiện Italy đang thúc đẩy nỗ lực đạt được một lệnh ngừng bắn ở Gaza và ngăn chặn leo thang căng thẳng ở Trung Đông.
Bên cạnh những vấn đề ở Trung Đông, các cuộc thảo luận cũng đề cập đến mối quan hệ giữa G7 và châu Phi, trước khi chuyển trọng tâm sang cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba và Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg sẽ tham gia các cuộc thảo luận của G7 trong ngày 18/4.
Trước đó, Đức cho biết các ngoại trưởng G7 sẽ thảo luận về cách thức tăng cường năng lực phòng không cho Ukraine.
Thông báo của Italy cũng cho biết các bộ trưởng G7, hiện gồm Pháp, Đức, Italy, Anh, Mỹ, Canada và Nhật Bản, sẽ đề cập sự ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cùng những vấn đề khác như kết nối cơ sở hạ tầng, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo và cuộc chiến chống tin giả./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-15 13:32:00
Hội nghị Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa không đạt kết quả
-
2024-12-15 13:30:00
Nhà sáng lập thương hiệu thời trang Mango tử nạn
-
2024-04-18 10:04:00
Động đất rung chuyển phía Tây Nhật Bản khiến ít nhất 8 người bị thương
Mỹ có thể rơi vào thế khó nếu siết trừng phạt xuất khẩu dầu của Iran
Liên hợp quốc kêu gọi các nhà lãnh đạo Libya ưu tiên lợi ích quốc gia
United Airlines thiệt hại 200 triệu USD do vụ cấm bay đối với Boeing 737 MAX 9
Nỗi buồn của Ukraine khi nhìn đồng minh hợp lực bảo vệ Israel
Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất
Hạ viện Anh thông qua dự luật cấm giới trẻ hút thuốc lá
Liên minh châu Âu thông qua “hiến chương điện mặt trời”
Hàn Quốc tưởng niệm 10 năm xảy ra thảm kịch chìm phà Sewol
Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ 2,8 tỷ USD cho Gaza và Bờ Tây