(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) được các lực lượng chức năng tăng cường. Đồng thời, đã tích cực và chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về SHTT. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh, nhiều vụ việc vi phạm vẫn tiếp tục gia tăng và ngày càng tinh vi hơn.

Xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ

Thời gian qua, công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) được các lực lượng chức năng tăng cường. Đồng thời, đã tích cực và chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về SHTT. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh, nhiều vụ việc vi phạm vẫn tiếp tục gia tăng và ngày càng tinh vi hơn.

Xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệĐội Quản lý thị trường số 10 – Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra một cơ sở kinh doanh.

Đầu tháng 1, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 10, Cục QLTT Thanh Hóa phối hợp với đội 3, Phòng PC 03, Công an tỉnh Thanh Hóa, tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh của bà Phạm Thị Dung, địa chỉ thôn Quý, phường Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa làm chủ. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện, tạm thu giữ hơn 1,2 tấn hàng hóa các loại, gồm: bánh, hạt dẻ cười, hạt bí, bắp khô bò lá chanh và một số mặt hàng thực phẩm khác chưa có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Bước đầu, chủ cơ sở khai nhận nhập số nguyên liệu này dưới dạng các bì lớn rồi đóng vào các túi nhỏ có dán nhãn mác sẵn để mang đi tiêu thụ. Đoàn kiểm tra đã thu giữ toàn bộ tang vật, nguyên liệu và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Theo thống kê của lực lượng QLTT - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hóa, trong năm 2021, đơn vị đã bắt giữ và xử lý thêm 167 vụ vi phạm về hàng giả và vi phạm SHTT. Đại diện Cục QLTT tỉnh cho biết: Hiện nay, hàng giả và hàng vi phạm SHTT được sản xuất rất tinh xảo, bằng mắt thường rất khó phân biệt. Bên cạnh đó, một thực trạng đáng lo ngại là tình trạng hàng xâm phạm quyền SHTT ngày càng gia tăng nhưng các quy định, biện pháp, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe. Đặc biệt, phương thức sản xuất, nhập khẩu, tiếp thị, mua bán các mặt hàng vi phạm về SHTT ngày càng tinh vi, có tổ chức liên tỉnh, liên vùng, liên quốc gia và đa dạng, phong phú về hình thức, chủng loại nên rất khó phát hiện, xử lý. Trong khi đó, năng lực của cơ quan chức năng chưa đủ mạnh, chưa ngang tầm nhiệm vụ được giao trong công tác đấu tranh, bảo vệ quyền SHTT.

Theo Điều 199 và 200 Luật SHTT: “Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự”. Tuy nhiên, quy định cũng nêu rõ, việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của tòa án. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan thanh tra, công an, QLTT, hải quan và UBND các cấp. Với tình hình thực tế tại tỉnh ta, lực lượng thực thi nhiệm vụ về công tác thanh tra, kiểm tra vi phạm SHTT chủ yếu là lực lượng QLTT, do đó hình thức xử lý mới dừng lại ở xử phạt hành chính. Việc áp dụng các mức phạt hành chính được thực hiện theo quy định hiện hành. Do đó, mặc dù nhiều vụ việc có nghi ngờ số lượng hàng hóa, vận chuyển, buôn bán vi phạm lớn, nhưng khi lực lượng chức năng làm nhiệm vụ phải căn cứ trên số lượng hàng hóa bắt quả tang tại hiện trường.

Để xử lý hiệu quả các vụ việc vi phạm về SHTT đang ngày càng diễn biến phức tạp, Nhà nước cần ban hành chế tài xử lý vi phạm về SHTT mạnh tay hơn. Đồng thời, các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ cần tăng cường các hoạt động trưng bày hàng giả, hàng nhái tại một số hội chợ, nơi đông dân cư để giúp người tiêu dùng nhận biết các dấu hiệu hàng hóa vi phạm SHTT. Bên cạnh đó, với xu hướng và ảnh hưởng của dịch COVID-19, kinh doanh qua hình thức thương mại điện tử, nhất là thông qua mạng xã hội facebook, zalo tại Việt Nam nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng sẽ tiếp tục gia tăng, có thể phát triển lên tới 30 - 40% tổng giao dịch hàng hóa như mức trung bình của thế giới. Đây sẽ là môi trường phát sinh, gia tăng các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm SHTT. Hiện, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch, phương án tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát hàng hóa vi phạm SHTT. Đồng thời, nâng cao trình độ của lực lượng làm công tác chuyên môn, trang bị phương tiện, cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức thực thi nhiệm vụ. Đặc biệt, phải ứng dụng công nghệ vào quá trình kiểm tra, kiểm soát, nhận diện các hành vi vi phạm để xử lý triệt để, tận gốc các vấn đề.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]