(Baothanhhoa.vn) - Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức: “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc các thiết bị số” có nhiều diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng cả về số vụ lẫn tính chất, mức độ hành vi, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của quần chúng nhân dân, khiến dư luận hoang mang và ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự (ANTT).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cảnh giác trước các thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức: “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc các thiết bị số” có nhiều diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng cả về số vụ lẫn tính chất, mức độ hành vi, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của quần chúng nhân dân, khiến dư luận hoang mang và ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự (ANTT).

Cảnh giác trước các thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Công an tỉnh phối hợp với Ngân hàng Agribank tuyên truyền cảnh báo phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của tội phạm.

Thượng tá Lê Khắc Minh, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự cho biết: Trong số các vụ án liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều liên quan đến yếu tố nước ngoài; số đối tượng tham gia ở nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc và việc giao dịch chuyển tiền liên quan đến nhiều ngân hàng khác nhau nên rất khó khăn trong công tác điều tra, xử lý. Bên cạnh đó, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng rất tinh vi và đa dạng. Khi đã chiếm được số tiền của bị hại rồi thì nhanh chóng chia nhỏ tài sản với nhiều tài khoản khác nhau và sau đó rút tài sản tẩu tán hoặc chuyển sang nước ngoài rồi lẩn trốn. Thượng tá Lê Khắc Minh cũng đưa ra 7 thủ đoạn phổ biến mà tội phạm sử dụng công nghệ cao thường sử dụng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gồm:

Thứ nhất: Đối tượng sử dụng phần mềm công nghệ cao Voice over IP (cách gọi sử dụng ứng dụng truyền tải giọng nói qua mạng máy tính, giả số điện thoại hiển thị trên màn hình...). Để thực hiện hành vi lừa đảo này, các đối tượng thường tiếp cận nạn nhân bằng công nghệ VoIP (cuộc gọi đến có số điện thoại hiển thị trên màn hình điện thoại người nhận là các số giống với số trực ban công an...) để thông báo chủ thuê bao đang nợ tiền cước, đang bị nhà mạng khởi kiện. Sau đó chúng nối máy với đối tượng khác tự xưng là cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án để giải quyết. Các đối tượng này thông báo bị hại đang liên quan đến vụ án nghiêm trọng mà cơ quan công an đang điều tra (ma túy, rửa tiền...) yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và chuyển tiền vào tài khoản chúng chỉ định để phục vụ điều tra. Khi bị hại chuyển tiền xong, chúng sẽ nhanh chóng rút tiền hoặc chuyển sang tài khoản khác và chiếm đoạt.

Thứ 2: Thông qua các trang mạng xã hội facebook, zalo, viber để làm quen, hứa gửi hàng, tiền, đôla có giá trị lớn, yêu cầu bị hại cung cấp thông tin địa chỉ, số điện thoại để chúng gửi. Vài ngày sau, chúng đóng vai nhân viên bưu điện, cán bộ hải quan, cán bộ an ninh sân bay... để gọi thông báo cho bị hại về việc nhận hàng, quà hoặc tiền về Việt Nam. Chúng lấy lý do giá trị tài sản lớn nên để nhận được hàng bị hại phải trả nhiều khoản phí như: Tiền lệ phí hải quan, tiền bảo hiểm, tiền bảo vệ gói quà, tiền vận chuyển... và yêu cầu bị hại chuyển tiền phí vào tài khoản cho chúng cung cấp rồi chiếm đoạt.

Thứ 3: Các đối tượng dùng sim điện thoại khuyến mãi (sim không chính chủ) giả danh nhân viên, lãnh đạo công ty xổ số kiến thiết gọi điện làm quen, giới thiệu có khả năng biết trước kết quả xổ số và đang có chiến dịch dẹp các đối tượng trên tổ chức ghi lô đề trái phép rồi đề nghị hợp tác đánh lô, đánh đề. Sau đó đối tượng cho số lô, đề để các bị hại tham gia chơi, khi người bị hại (người trúng số) tin tưởng, các đối tượng đề nghị hùn vốn để mua số lô, đề và yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản của bọn chúng rồi chiếm đoạt bằng cách rút tiền tại cây ATM trên địa bàn nhiều tỉnh, thành.

Thứ 4: Thông báo thông tin giả đến khách hàng về trúng thưởng từ ngân hàng hoặc các công ty lớn, yêu cầu cung cấp số OTP để nhận thưởng; gửi email/tin nhắn có chứa link truy cập vào website của dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền từ nước ngoài, nhập thông tin đăng nhập tài khoản Internet Banking hoặc thông tin thẻ để nhận tiền... Thực chất đây là các website giả mạo để lừa người dùng cài đặt các phần mềm/ứng dụng gián điệp để đánh cắp thông tin từ tin nhắn hoặc thông tin khách hàng đăng nhập website của ngân hàng.

Thứ 5: Giả danh là thanh tra ngành giáo dục điện thoại cho bị hại (là giáo viên) yêu cầu cung cấp thông tin về tài khoản ngân hàng để phục vụ thanh tra, kiểm tra dấu hiệu bất minh thu nhập của giáo viên. Cùng thời điểm đó đối tượng nối máy cho bị hại nói chuyện với người tự xưng là hiệu trưởng, hiệu phó trường học nơi bị hại đang công tác để trao đổi, nói chuyện cho bị hại tin tưởng là có đoàn thanh tra làm việc thật. Do lo sợ và tin tưởng, bị hại đã cung cấp đầy đủ thông tin về số thẻ, số tài khoản, mật khẩu đăng nhập và số điện thoại đăng ký Internet Banking theo yêu cầu của đối tượng. Sau khi có đầy đủ thông tin, đối tượng đã đăng nhập vào hệ thống ngân hàng trực tuyến và chiếm đoạt số tiền có trong tài khoản.

Thứ 6: Lập tài khoản trên các trang thương mại điện tử như shopee, sendo, lazada... rồi thông báo trúng thưởng tiền mặt với số lượng lớn cùng hiện vật có giá trị cao (ôtô, xe máy SH...) đến nhiều tài khoản khách hàng khác nhau. Kèm theo thông báo trúng thưởng, các đối tượng hướng dẫn khách hàng truy cập vào các website giả mạo cùng mã dự thưởng và số điện thoại. Sau khi bị hại liên hệ để nhận thưởng, đối tượng sẽ hướng dẫn làm các thủ tục để nhận thưởng, trong đó có bước nộp tiền để làm thủ tục nhận thưởng. Bằng thủ đoạn này, các đối tượng yêu cầu bị hại chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng của chính đối tượng và chiếm đoạt.

Thứ 7: Thông qua các trang mạng xã hội đối tượng chiếm quyền kiểm soát tài khoản cá nhân của bị hại (hack tài khoản). Sau đó, sử dụng tài khoản đó để nhắn tin đề nghị người thân, bạn bè của chủ tài khoản chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại theo hướng dẫn của chúng và bị chiếm đoạt.

Trước tình hình trên, để chủ động phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân, Công an tỉnh đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh. Trong đó đã chủ động phối hợp với các ngân hàng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; cảnh báo các phương thức, thủ đoạn lừa đảo của tội phạm đến toàn thể cán bộ, nhân viên trong ngân hàng và người dân để cảnh giác, phòng ngừa và đấu tranh, tố giác tội phạm. Các ngân hàng cần tăng cường kiểm tra, rà soát quy trình, giám sát việc mở tài khoản, phát hành thẻ cho khách hàng để sớm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm và vi phạm pháp luật thì phối hợp cung cấp thông tin và nhanh chóng tiến hành xác minh làm rõ, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản cho khách hàng và ngân hàng. Mặt khác, các chi nhánh ngân hàng, phòng giao dịch cần tăng cường giám sát các máy ATM qua camera, kiểm tra trực tiếp; chủ động phòng ngừa bằng cách đầu tư lắp đặt, nâng cấp các thiết bị an ninh; siết chặt quy trình, chế độ theo dõi, quản lý thiết bị an ninh của lực lượng chuyên trách; chủ động giám sát, thông tin cho khách hàng để hạn chế rủi ro.

Bài và ảnh: Huệ Anh (Công an tỉnh)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]