Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Palestine nêu rõ mọi sáng kiến nhằm ngăn chặn chiến tranh và giải quyết xung đột sẽ thất bại nếu không dựa trên tư cách thành viên đầy đủ của Nhà nước Palestine tại LHQ.

Palestine: Trở thành thành viên đầy đủ của LHQ giúp đạt giải pháp hai nhà nước

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Palestine nêu rõ mọi sáng kiến nhằm ngăn chặn chiến tranh và giải quyết xung đột sẽ thất bại nếu không dựa trên tư cách thành viên đầy đủ của Nhà nước Palestine tại LHQ.

Palestine: Trở thành thành viên đầy đủ của LHQ giúp đạt giải pháp hai nhà nướcNgười dân Palestine bên đống đổ nát của những tòa nhà bị phá hủy sau các cuộc không kích của Israel tại thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 12/2/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trong một tuyên bố ngày 15/2, Bộ Ngoại giao Palestine cho rằng việc Palestine có được tư cách thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc là con đường đúng đắn để đạt được giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Palestine-Israel.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Palestine nêu rõ mọi sáng kiến chính trị nhằm ngăn chặn chiến tranh và giải quyết xung đột sẽ thất bại nếu không dựa trên tư cách thành viên đầy đủ của Nhà nước Palestine tại Liên hợp quốc và sự công nhận của các nước phương Tây cũng như Mỹ.

Tuyên bố hoan nghênh mọi nỗ lực của khu vực và quốc tế nhằm đạt được lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza, bảo vệ dân thường Palestine và phóng thích các con tin cũng như các tù nhân.

Trước đó cùng ngày, tờ The Washington Post (Mỹ) đã công bố một kế hoạch mà chính quyền Mỹ và các nước Arab đang xây dựng, bao gồm cả việc hoàn tất kế hoạch chi tiết và toàn diện cho hòa bình lâu dài giữa Israel và Palestine, trong đó có thời gian biểu “chắc chắn” cho hòa bình và việc thành lập Nhà nước Palestine.

Theo kế hoạch này, việc thành lập Nhà nước Palestine dự kiến sẽ được công bố trong những tuần tới.

Tuy nhiên, trong một tuyên bố cùng ngày trên mạng X, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nêu rõ "Israel sẽ tiếp tục phản đối việc đơn phương công nhận một Nhà nước Palestine."

Ông Netanyahu cho rằng một thỏa thuận hòa bình chỉ có thể xuất phát từ "các cuộc đàm phán trực tiếp không kèm điều kiện tiên quyết."

Người Palestine thúc đẩy thành lập một Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới thiết lập năm 1967 với Đông Jerusalem là thủ đô, trong khi Israel khẳng định toàn bộ thành phố Jerusalem là thủ đô vĩnh viễn không thể chia cắt của nước này.

Vòng đàm phán hòa bình gần đây nhất giữa Israel và Palestine đã thất bại năm 2014, chủ yếu do bất đồng giữa 2 bên về các vấn đề liên quan đến định cư./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]