Palau trở thành quốc gia đầu tiên phê chuẩn Hiệp định về Biển cả
Quốc đảo Palau ghi một dấu mốc lịch sử trong tuần này khi trở thành quốc gia đầu tiên phê chuẩn Hiệp định về Biển cả (HST) - thỏa thuận mang tính lịch sử của Liên hợp quốc nhằm bảo vệ các đại dương.
Hiệp định này được đánh giá có ý nghĩa quan trọng góp phần đạt mục tiêu bảo vệ 30% diện tích đại dương và đất liền trên thế giới. (Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)
Quốc đảo Palau đã ghi một dấu mốc lịch sử trong tuần này khi trở thành quốc gia đầu tiên phê chuẩn Hiệp định về Biển cả (HST) - thỏa thuận mang tính lịch sử của Liên hợp quốc nhằm bảo vệ các đại dương trên Trái Đất.
Hiệp định HST được các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thông qua vào tháng 6/2023 sau hơn 15 năm thảo luận. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 120 ngày kể từ khi được 60 quốc gia phê chuẩn - mục tiêu mà các nhà bảo vệ môi trường kỳ vọng có thể đạt được vào năm 2025.
Theo thông tin đăng tải trên trang web chính thức của Liên hợp quốc, quốc đảo Palau nhỏ bé ở Thái Bình Dương đã phê chuẩn Hiệp định về Biển cả vào ngày 22/1 vừa qua.
Giám đốc Liên minh Biển cả Rebecca Hubbard đánh giá các nhà lãnh đạo Palau đã thể hiện cam kết của quốc đảo này đối với việc khôi phục “sức khỏe” đại dương để đại dương có thể tiếp tục nuôi sống hàng tỷ người trên toàn cầu cũng như bảo vệ nhân loại tránh khỏi những tác động trầm trọng nhất của tình trạng biến đổi khí hậu.
Biển cả được xác định là các vùng đại dương bắt đầu nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia, tức là cách bờ biển 200 hải lý (370km).
Hiệp định về Biển cả gồm 17 Chương, 76 Điều, 2 Phụ lục với nội dung chính xoay quanh một số vấn đề gồm: (i) Chia sẻ lợi ích nguồn gene biển; (ii) Thiết lập vùng bảo tồn biển; (iii) Đánh giá tác động môi trường; (iv) Xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ; và (v) Vấn đề chung như cơ chế ra quyết định của Hội nghị các quốc gia thành viên, thành lập, vận hành các cơ quan, thể chế để thực hiện văn kiện, giải quyết tranh chấp, cơ chế tài chính.
Hiệp định này được đánh giá có ý nghĩa quan trọng góp phần đạt mục tiêu bảo vệ 30% diện tích đại dương và đất liền trên thế giới vào năm 2030 như đã được các chính phủ đồng ý trong một hiệp ước lịch sử riêng biệt về đa dạng sinh học được thông qua tại thành phố Montreal (Canada) vào năm 2022.
Một công cụ quan trọng trong hiệp định đó là khả năng thiết lập các khu vực bảo tồn biển trong vùng biển quốc tế mà hiện nay chỉ khoảng 1% trong số đó được bảo vệ bằng bất kỳ biện pháp bảo tồn nào./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-11 15:51:00
Tại sao Israel tấn công Syria?
-
2024-12-11 14:30:00
Thủ tướng lâm thời Syria al-Bashir kêu gọi hòa bình và ổn định
-
2024-01-24 09:25:00
Lực lượng quốc phòng Mỹ tiến hành không kích trong lãnh thổ Iraq
Hàn Quốc: Đảo Jeju hỗ trợ vé máy bay cho người lao động thời vụ nước ngoài
Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Thụy Điển
Venezuela bắt giữ nhiều đối tượng liên quan âm mưu ám sát tổng thống
EU khẳng định Israel không có quyền bác bỏ giải pháp hai nhà nước
Động đất tại Trung Quốc-Kyrgyzstan: 3 người thiệt mạng, sơ tán hơn 12.400 người
Mỹ và Anh tiếp tục tấn công Houthi
Philippines không hợp tác với ICC điều tra chiến dịch chống ma túy
EU đạt thỏa thuận khởi động sứ mệnh phòng thủ ở Biển Đỏ
Động đất mạnh tại Trung Quốc, hàng chục ngôi nhà bị sập