(Baothanhhoa.vn) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Thấm nhuần tư tưởng ấy, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị TP Thanh Hóa luôn thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Hiệu quả trong xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Thấm nhuần tư tưởng ấy, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị TP Thanh Hóa luôn thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Hiệu quả trong xây dựng và thực hiện quy chế dân chủTuyến đường bê tông ở xã Đông Vinh được xây dựng nhờ cấp ủy, chính quyền địa phương phát huy quy chế dân chủ.

Sau khi “về đích” nông thôn mới (NTM) vào năm 2019, xã Đông Vinh đã khoác lên mình diện mạo mới, với các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang. Bước vào nhiệm kỳ mới, phát huy kết quả đã đạt được, đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong xã lại tiếp tục chung sức, đồng lòng xây dựng xã NTM nâng cao. Tại thôn Tam Thọ, không khí xây dựng NTM nâng cao của người dân khẩn trương, nhộn nhịp, những thành quả đang dần hiện hữu. Được biết, tuyến đường từ thôn Tam Thọ đến thôn Văn Vật có chiều dài gần 2km, rộng 3m. Để đáp ứng tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, tuyến đường cần được mở rộng lên 7m và có hệ thống cống rãnh thoát nước và điện chiếu sáng. Sau khi thống nhất chủ trương, đảng ủy, chính quyền xã đã tổ chức hội nghị thông báo, công khai để Nhân dân thôn Tam Thọ được biết và cùng bàn bạc kế hoạch triển khai mở rộng tuyến đường. Bên cạnh đó, khối dân vận của xã cùng với chi bộ, ban công tác mặt trận thôn đã cùng vào cuộc để tuyên truyền, vận động phát huy tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên và tính chủ động, tích cực của Nhân dân trong hiến đất và các công trình trên đất mở rộng đường giao thông. Nhận thức rõ được việc hy sinh một chút quyền lợi cá nhân, gia đình nhưng mang lại ý nghĩa lớn lao cho quê hương, 34 hộ dân của thôn Tam Thọ đã đồng thuận tự nguyện hiến đất thổ cư, tháo dỡ tường rào, cây cối, công trình phụ, chuồng trại, nhằm sớm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Với sự chung tay của người dân, trong thời gian tới, tuyến đường kết nối thôn Tam Thọ và thôn Văn Vật sẽ đổi khác, thuận lợi cho việc giao thương của Nhân dân. Có được kết quả đáng ghi nhận đó, chính là việc các cấp ủy, chính quyền xã đã coi trọng, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, góp phần cùng xã Đông Vinh hoàn thành 10/15 tiêu chí NTM nâng cao.

Không chỉ có xã Đông Vinh, việc xây dựng và thực hiện QCDC ở các loại hình cơ sở trên địa bàn TP Thanh Hóa được gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Các phường, xã đều thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bằng việc tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng NTM nâng cao, đô thị văn minh. Nổi bật phải kể đến công tác xã hội hóa, phát huy nội lực trong cộng đồng dân cư ngày càng nhiều hơn. Từ năm 2016 đến năm 2020, thành phố đã vận động Nhân dân đóng góp được hơn 500 tỷ đồng, gần 16.000 ngày công, hiến hàng nghìn m2 đất để nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, như: nhà văn hóa, đường giao thông, kênh mương nội đồng... Hiện nay, thành phố có 114/311 phố, thôn được công nhận kiểu mẫu; 17 phường đạt chuẩn văn minh đô thị.

Song song với phát huy QCDC ở cơ sở trong xây dựng NTM nâng cao, đô thị văn minh, các cấp chính quyền TP Thanh Hóa còn luôn coi trọng công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng và phát huy quyền làm chủ mọi mặt của Nhân dân. Gia đình ông Lê Đình Ân đường Phú Vinh, phường Phú Sơn đang sử dụng 115,5m2 đất, có nguồn gốc là đất thổ cư do cha, mẹ để lại từ trước năm 1980. Ngày 7-12-2016, UBND thành phố có thông báo đến gia đình ông về việc thu hồi đất bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án Đại lộ Đông Tây. Trên cơ sở kết quả kiểm kê tài sản vật kiến trúc, đất đai bị ảnh hưởng dự án và đề nghị của Hội đồng tư vấn đất đai phường Phú Sơn, ngày 22-9-2017, UBND thành phố ban hành quyết định thu hồi 58,1m2 của gia đình ông Ân, bao gồm: 45,6m2 đất ở và 12,5m2 đất trồng cây lâu năm. Cho rằng việc thành phố thu hồi 58,1m2 đất để thực hiện dự án nhưng chỉ bồi thường 45,6m2 đất ở là không đúng với nguồn gốc đất của gia đình nên ông Ân có đơn khiếu nại yêu cầu bồi thường toàn bộ diện tích đất bị thu hồi là đất ở. Qua phân loại đơn thư, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của gia đình ông Ân, Chủ tịch UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn xuống địa bàn phối hợp với chính quyền phường Phú Sơn kiểm tra, xác minh lại nguồn gốc đất. Từ kết quả kiểm tra, xác minh và căn cứ vào Luật Đất đai năm 2013, các quy định của pháp luật, ngày 19-4-2021, Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại của hộ ông Ân. Quyết định nêu rõ: Việc ông Ân khiếu nại yêu cầu bồi thường 58,1m2 đất ở khi thu hồi đất thực hiện Dự án Đại lộ Đông Tây là có cơ sở. Theo đó, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa giao hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án Đại lộ Đông Tây phối hợp với các phòng, ban và phường Phú Sơn lập hồ sơ, thủ tục trình UBND TP Thanh Hóa điều chỉnh diện tích thu hồi đất bị ảnh hưởng dự án, phê duyệt bồi thường 58,1m2 đất ở cho gia đình ông Ân theo quy định.

Trong 5 năm, thành phố tiếp nhận 5.004 đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, với 1.993 vụ việc. Trên cơ sở phân loại đơn thư, thành phố đã giải quyết 1.959/1.993 vụ việc đạt 98,29%. Tại các phường, xã cũng đã tiếp nhận 3.373 đơn khiếu nại, tố cáo, với 1.600 vụ việc. Các phường, xã đã giải quyết 1.575/1.600 vụ việc, đạt 98,4%. Công tác đối thoại với Nhân dân tiếp tục được các cấp, các ngành của thành phố quan tâm và duy trì thực hiện. Việc thực hiện quy chế đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân theo Quyết định số 2543-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực sự đi vào nền nếp. Các cấp ủy đảng, chính quyền từ thành phố đến các phường, xã đã đưa nội dung đối thoại vào chương trình công tác năm của cấp ủy, chính quyền; đồng thời chú trọng việc tổ chức đối thoại đột xuất khi có vụ việc phát sinh. Mặt khác, việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn TP Thanh Hóa còn gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính, việc phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị trong giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền; công khai đến các tầng lớp Nhân dân về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự án, công trình đầu tư xây dựng...

Nhờ thực hiện tốt QCDC ở cơ sở theo Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở” TP Thanh Hóa đã huy động được đông đảo Nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Qua đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong những năm gần đây.

Bài và ảnh: Hòa Bình



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]