(Baothanhhoa.vn) - Chiều 3/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế

Chiều 3/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế

Các đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT dự và chủ trì hội nghị. (Ảnh chụp màn hình)

Các đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT dự và chủ trì hội nghị; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dự hội nghị. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế

Các đồng chí: Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa có các đồng chí: Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các ngành có liên quan của tỉnh.

Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến báo cáo tại hội nghị. (Ảnh chụp màn hình)

Năm 2023, giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp (GDP) tăng cao, đạt 3,83% (nông nghiệp tăng 3,88%; thủy sản tăng 3,71%, lâm nghiệp tăng 3,74%); tỷ lệ che phủ rừng 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 78%; tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 53,01 tỷ USD. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Đến hết năm 2023, cả nước có khoảng 6.370/8.167 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó 1.612 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 256 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Có 270 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM. Sản phẩm OCOP phát triển nhanh về lượng và nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu; đến nay có 11.056 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (tăng 2.189 sản phẩm) với 5.724 chủ thể tham gia; có gần 20.500 HTX nông nghiệp và 19.660 trang trại.

Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Phát huy kết quả đã đạt được, năm 2024, ngành nông nghiệp phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3-3,5%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54-55 tỷ USD; tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM 80%; có 290 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; tỷ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm 82%; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 58%; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42,02% nâng cao chất lượng rừng...

Để đạt được mục tiêu đề ra như trên, toàn ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết “Tam nông” và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững... Chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông lâm thủy sản; chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng.

Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Thảo luận tại hội nghị trực tuyến, đại diện các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp đã tập trung phân tích những kết quả ngành nông nghiệp đạt được trong năm 2023. Đồng thời, nêu lên những tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục trong năm tới, như: Các hình thức tổ chức và liên kết sản xuất hiệu quả chưa thật sự ổn định. Liên kết theo chuỗi giá trị để thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao để giảm chi phí trung gian, nâng cao giá trị gia tăng chưa phổ biến. Các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng Việt Nam vẫn chưa gỡ được “Thẻ vàng” của EC; sạt lở bờ sông, bờ biển, tiếp tục diễn ra. Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn bất cập so với yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, cạnh tranh quốc tế, thích ứng biến đổi khí hậu.

Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh chụp màn hình)

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao ngành nông nghiệp đã thống nhất từ nhận thức đến hành động, tổ chức thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ sang tư duy kinh tế nông nghiệp, hội nhập quốc tế, bám sát thực tiễn, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn trong năm qua.

Để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch năm 2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ NN&PTNT cùng với các địa phương tiếp tục tổ chức lại sản xuất theo vùng chuyên canh, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc và xây dựng mã số vùng trồng, vùng nuôi. Đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, hỗ trợ hợp tác, liên kết theo chuỗi; kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi để bảo đảm kế hoạch sản xuất; triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống thiên tai để hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Đồng thời, định hướng kế hoạch sản xuất phù hợp với thị trường; bảo đảm nguồn cung phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng NTM thực chất, hiệu quả, gắn với phát triển kinh tế nông thôn, phát triển sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đàm phán tháo gỡ rào cản thương mại và mở cửa thị trường xuất khẩu; hỗ trợ các địa phương kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản vào vụ thu hoạch.

Ngành nông nghiệp thực hiện các biện pháp tháo gỡ những tồn đọng đã được chỉ ra, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Thu hút các nguồn lực đầu tư hiện đại hóa hạ tầng nông nghiệp, trong đó có hạ tầng thủy sản, góp phần sớm gỡ “Thẻ vàng” đối với khai thác thủy sản.

Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thông qua tháo gỡ rào cản, nút thắt cơ chế, chính sách, gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường. Tăng cường công tác bảo vệ rừng, triển khai các biện pháp thực hiện dự án trồng 1 tỷ cây xanh đã đề ra.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]