Nhiều địa phương tại Hàn Quốc áp dụng tuần làm việc 4 ngày
Theo Giáo sư Lee Byung Hoon, Đại học Chung Ang, chế độ tuần làm việc 4 ngày ở khu vực công có thể là động lực thúc đẩy xã hội đón nhận thay đổi theo hướng cân bằng hơn giữa công việc và cuộc sống.
Người trên đường phố Seoul của Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Ngày càng nhiều địa phương của Hàn Quốc áp dụng chế độ tuần làm việc 4 ngày, với thời gian làm việc mỗi ngày dài hơn từ thứ Hai đến thứ Năm để đổi lấy 3 ngày nghỉ cuối tuần.
Gần đây, quận Jeongseon thuộc tỉnh Gangwon bắt đầu thử nghiệm tuần làm việc 4 ngày và lặp lại 2 tuần một lần. Theo đó, một tuần nhân viên làm việc 4 ngày.
Tuần tiếp sau đó làm việc 5 ngày như bình thường. Viên chức bậc 7 trở xuống có thể làm thêm giờ từ thứ Hai đến thứ Năm và nghỉ thứ Sáu.
Đối với những người bậc 6 trở lên có con dưới 8 tuổi, giờ làm việc thông thường được áp dụng từ thứ Hai đến thứ Năm, trong khi họ có thể sử dụng thêm thời gian chăm sóc con từ 18h tối đến 20h tối và tuần một lần, họ sẽ được phép nghỉ vào thứ Sáu.
Trước đó, từ tháng Bảy năm nay, tỉnh Chungnam đã áp dụng chế độ tuần làm việc 4 ngày cho viên chức có con dưới 2 tuổi. Họ có thể làm việc 4 ngày, mỗi ngày 10 giờ và nghỉ một ngày. Hoặc họ có thể làm việc 4 ngày tại văn phòng và 1 ngày làm việc từ xa.
Thủ đô Seoul và thành phố Daejeon cũng đã thí điểm chính sách tuần làm việc 4 ngày cho nhân viên đang mang thai hoặc những người có con nhỏ. Những nhân viên này có thể làm việc 4 ngày tại văn phòng và 1 ngày ở nhà.
Trong cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng Tư vừa qua đối với 1.490 viên chức nhà nước tại Seoul có con dưới 8 tuổi, 89,6% số người được hỏi cho biết làm việc tại nhà giúp cân bằng giữa công việc và chăm sóc con cái.
Đảo Jeju cũng đã đưa ra chính sách tuần làm việc 4 ngày rưỡi. Nhân viên làm việc nhiều giờ hơn từ thứ Hai đến thứ Năm và rời văn phòng lúc 13h thứ Sáu. Vì tổng số giờ làm việc vẫn giữ nguyên nên tiền lương không thay đổi.
Chính sách này có hiệu lực từ tháng Bảy và thu hút 658 viên chức, nhân viên của các cơ quan nhà nước tham gia (trừ các trung tâm y tế Jeju và Seogwipo).
Chính quyền Jeju cũng bắt buộc các viên chức có con dưới 2 tuổi phải làm việc tại nhà 1 ngày mỗi tuần. Trong khi đó, nhân viên có thể làm việc tại nhà 1 ngày từ thứ Hai đến thứ Năm và rời văn phòng lúc 13h chiều thứ Sáu.
Giáo sư Lee Byung Hoon tại Đại học Chung Ang cho biết Hàn Quốc vốn nổi tiếng với giờ làm việc dài, cũng như giờ làm việc trung bình cao hơn hầu hết các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chế độ tuần làm việc 4 ngày trong khu vực công có thể đóng vai trò là động lực thúc đẩy xã hội đón nhận thay đổi theo hướng cân bằng hơn giữa công việc và cuộc sống.
Theo Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, số lượng lao động làm việc hơn 53 giờ/tuần vào năm 2023 là 3,067 triệu người, tăng 4% so với 2,95 triệu người của năm trước đó.
Đây là lần đầu tiên số lượng lao động làm việc hơn 53 giờ một tuần tăng lên kể từ khi Chính phủ Hàn Quốc áp dụng chế độ tuần làm việc 52 giờ vào năm 2018./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-20 22:30:00
Tiền mã hóa của Donald Trump đạt vốn hóa thị trường 10 tỷ USD, Bitcoin đạt mức cao kỷ lục
-
2025-01-20 20:07:00
Ukraine giành lại lãnh thổ ở hai mặt trận quan trọng
-
2024-09-20 14:21:00
Hàng loạt hãng hàng không quốc tế điều chỉnh lịch trình bay đến Trung Đông
Hyundai trở thành cổ đông lớn nhất của “ông lớn” viễn thông Hàn Quốc
Bầu cử Mỹ 2024: Buổi vận động tranh cử đặc biệt của bà Kamala Harris
Vụ nổ máy nhắn tin, bộ đàm tại Liban: Chính quyền công bố kết quả điều tra sơ bộ
Rwanda chính thức triển khai tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ
Israel phá hủy 1.000 ống phóng rocket của Hezbollah ở miền Nam Liban
Hàn Quốc phản ứng thận trọng trước quyết định hạ lãi suất của Mỹ
EU công bố gói hỗ trợ 10 tỷ euro cho các nước bị lũ lụt
Số lượng sinh viên bỏ học ở Hàn Quốc tăng đột biến trong 5 năm qua
Nga tuyên bố giành lại thêm 2 ngôi làng tại tỉnh Kursk