Thuốc là một loại nhu yếu phẩm thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, giới chức y tế tại Nhật Bản - một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới - lại đang phải đau đầu để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung thuốc kéo dài.

Nhật Bản và Anh đang rơi vào tình trạng thiếu thuốc trầm trọng

Nhật Bản và Anh đang rơi vào tình trạng thiếu thuốc trầm trọng90% cơ sở y tế tại Nhật Bản cho biết một số loại thuốc hiện rất khó mua. (Nguồn: Getty Images)

Thuốc là một loại nhu yếu phẩm thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, giới chức y tế tại Nhật Bản - một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới - lại đang phải đau đầu để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung thuốc kéo dài.

Theo kết quả một cuộc khảo sát của Hiệp hội Y khoa Nhật Bản , 90% cơ sở y tế tại nước này cho biết một số loại thuốc hiện rất khó mua.

Trong nhiều trường hợp, các đơn đặt hàng thuốc bao gồm thuốc trị ho, tiểu đường, trầm cảm cùng nhiều loại thuốc khác không được đáp ứng.

Các bệnh nhân buộc phải chuyển sang các loại thuốc thay thế có cùng thành phần hoặc khi không có thuốc generic (là loại thuốc ra đời sau, có thành phần hiệu quả tương tự như loại thuốc gốc được phát triển đầu tiên) thì phải chuyển sang dùng thuốc đắt tiền hơn.

Sự thiếu hụt nguồn cung thuốc tại Nhật Bản do nhiều yếu tố, trong đó có dịch cúm. Bộ Y tế Nhật Bản đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ tài chính cho các công ty tham gia nỗ lực thúc đẩy sản xuất vào gói kích thích kinh tế mới nhất. Tất cả các biện pháp có thể phải được thực hiện để chuẩn bị cho sự lây lan của bệnh cúm trong mùa đông này.

Các nhà sản xuất cũng gặp khó khăn kể từ khi các sự việc tiêu cực liên quan đến sản xuất thuốc generic bị phanh phui từ cuối năm 2020. Các hành vi gian lận như trộn thành phần từ các loại thuốc khác nhau và làm sai lệch dữ liệu thử nghiệm đã bị vạch trần.

Tính đến cuối tháng Chín năm nay, hơn 30% lô hàng thuốc generic đã bị hạn chế hoặc đình chỉ. Tháng 10 vừa qua, những bất thường cũng được phát hiện tại công ty sản xuất thuốc gốc lớn nhất Nhật Bản là Sawai Pharmaceutical. Điều này khiến dư luận lo ngại tình trạng thiếu hụt nguồn cung có thể còn kéo dài.

Tại Nhật Bản, thuốc generic rẻ hơn thuốc gốc nên được Chính phủ Nhật Bản khuyến khích sử dụng để hạn chế chi phí y tế. Hiện nay loại thuốc này chiếm khoảng 80% lượng thuốc theo toa.

Tuy nhiên, sự mở rộng nhanh chóng của thị trường và cạnh tranh về giá đã dẫn đến một số hạn chế. Chẳng hạn như việc các công ty tập trung vào lợi nhuận bằng cách liên tục bổ sung các loại thuốc mới vào danh mục dẫn đến sự đa dạng về chủng loại nhưng số lượng từng loại thuốc lại ít, hay việc giá nguyên liệu đầu vào tăng cao cũng đang gây áp lực lên doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia, để ngăn chặn tình trạng thiếu nguồn cung thuốc, cơ quan chức năng cần phải thiết lập một hệ thống cho phép tăng sản lượng linh hoạt, xem xét về giá thuốc tiêu chuẩn nhằm khuyến khích các công ty đẩy mạnh sản xuất. Sự minh bạch trong phân phối cũng cần thiết để loại bỏ sự mất cân bằng nguồn cung và tình trạng dư thừa hàng tồn kho.

Tại Anh, các chuyên gia y tế hàng đầu của nước này ngày 5/11 cảnh báo tình trạng thiếu thuốc ở nước này đang nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Thuốc kháng sinh thiết yếu, liệu pháp thay thế hormone (HRT) và thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) nằm trong số những loại thuốc đang bị thiếu hụt trầm trọng trong mùa Đông này, buộc Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS) phải chi thêm tiền để nhập khẩu.

Giáo sư Martin McKee của Trường Đại học Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London cho biết sức khỏe của những bệnh nhân sử dụng các loại thuốc hằng ngày này đang gặp nguy hiểm vì tình trạng thiếu hụt “rất đáng lo ngại."

NHS không thể dự trữ nhiều loại thuốc khan hiếm hơn vì các thuốc đã hết hạn sử dụng.

Các chuyên gia cho rằng tình trạng quan liêu thời hậu Brexit đang khiến việc đưa thuốc vào Anh trở nên khó khăn hơn. Community Pharmacy England, đại diện cho các dược sĩ trong NHS, nhận định xung đột tại Ukraine, các vấn đề sản xuất ở nước ngoài, Brexit đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Anh đã chứng kiến tình trạng thiếu thuốc nghiêm trọng trong những năm gần đây. Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất thuốc gốc Anh (BGMA), trong tháng 9 vừa qua, có 102 sản phẩm thuốc được liệt vào danh sách thiếu hụt, gấp đôi so với mức cao trước đó vào tháng 2/2022.

Báo cáo của Ủy ban độc lập về quan hệ Anh- Liên minh châu Âu (EU) chỉ ra rằng thủ tục giấy tờ tốn kém, rào cản pháp lý là những nhân tố chính gây thiếu thuốc trên diện rộng sau Brexit.

Trong khi đó, tổ chức tư vấn chăm sóc sức khỏe Nuffield Trust khẳng định có “bằng chứng quan trọng” cho thấy Brexit đang có tác động tiêu cực đến nguồn cung thuốc cũng như tình trạng thiếu nhân viên.

Theo thỏa thuận thương mại hậu Brexit có hiệu lực vào năm 2021, doanh nghiệp nhập khẩu phải chịu thêm chi phí do phải khai báo hải quan và các thủ tục giấy tờ khác.

Ngoài ra, một số quy trình quản lý thuốc của Vương quốc Anh không còn hiệu lực ở Liên minh châu Âu (EU), khiến các nhà cung cấp thuốc quốc tế giao dịch với Anh tốn nhiều thời gian và tốn kém hơn, dẫn tới sự chậm trễ và tăng chi phí đối với NHS.

Người đứng đầu chương trình Brexit tại Viện Nuffield, Mark Dayancho biết tình trạng thiếu thuốc là một “xu hướng trên toàn châu Âu” trong bối cảnh hoạt động sản xuất ở Trung Quốc bị gián đoạn và giá thuốc cao hơn do lạm phát.

Trong khi đó, người phát ngôn của Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh nêu rõ tình trạng thiếu thuốc tại Anh cũng xuất phát từ khó khăn trong sản xuất, vấn đề về quy định, nguồn cung nguyên liệu thô, nhu cầu tăng đột biến hoặc phân phối.

Tuy nhiên, người phát ngôn khẳng định cơ quan này đang hợp tác chặt chẽ với ngành y tế, NHS và các tổ chức khác để giải quyết tình trạng thiếu hụt hiện nay./.

(TTXVN/Vietnam+)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]