(Baothanhhoa.vn) - Phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu, những năm qua ông Ngô Văn Quyền, 60 tuổi, thôn Thanh Xuân, thị trấn Hậu Lộc (Hậu Lộc) luôn năng động, sáng tạo, đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế của địa phương. Ông không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn là người đảng viên, hội viên nông dân gương mẫu trong cuộc sống thường ngày.

Lan tỏa gương sáng đảng viên làm kinh tế giỏi

Phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu, những năm qua ông Ngô Văn Quyền, 60 tuổi, thôn Thanh Xuân, thị trấn Hậu Lộc (Hậu Lộc) luôn năng động, sáng tạo, đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế của địa phương. Ông không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn là người đảng viên, hội viên nông dân gương mẫu trong cuộc sống thường ngày.

Lan tỏa gương sáng đảng viên làm kinh tế giỏi

Ông Ngô Văn Quyền, thôn Thanh Xuân, thị trấn Hậu Lộc đã trồng được 700 cây bưởi đang cho thu hoạch.

Sinh ra ở vùng quê thuần nông nên ông Quyền đã gắn bó với đồng ruộng từ thuở nhỏ. Tuy nhiên, trước đây với cách làm ăn nhỏ lẻ, ruộng đồng manh mún đã trở thành rào cản kìm hãm sự phát triển nông nghiệp. Cơ chế kinh tế thay đổi, nhất là bắt đầu công cuộc xây dựng nông thôn mới, cùng với đó là thực hiện dồn điền, đổi thửa đã chắp cánh ước mơ thay đổi cách thức sản xuất cho nông dân vùng quê này. Cũng như các gia đình khác, ông Quyền dồn đổi tất cả các thửa ruộng của gia đình về một khu, cộng thêm đất nhận khoán, đất thuê lại của một số hộ nông dân không có nhu cầu sử dụng, ông có được trên 2,5 ha. Nhưng khi có đất trong tay, bản thân ông cũng chưa biết nên trồng cây gì và nuôi con gì cho phù hợp. Ban đầu, vùng đất này vốn chua phèn nên nhiều công sức bỏ ra cùng với vốn, giống nhưng thu nhập vẫn không thấm tháp là bao.

Câu chuyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất chỉ được “viết” nên khi ông tham gia các đợt tập huấn do các cấp hội nông dân tổ chức. Là đảng viên lâu năm tại địa phương, ông luôn mẫu mực trong các hoạt động nên khi tiếp thu kiến thức từ chương trình tập huấn xong, ông bắt tay vào thực hiện đầu tiên. Điều này như để khẳng định cho phương châm của đảng bộ xã là “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” mà ông và các đảng viên trong đảng bộ vẫn tâm niệm. Không chỉ thực hiện theo kỹ thuật đã được hướng dẫn, ông còn tự nghiên cứu tài liệu và học hỏi thêm qua bạn bè gần xa. Trước hết, ông Quyền quy hoạch lại trang trại của gia đình, chia thành các khu vực khác nhau, tùy theo thân đất. Khu trũng, ông múc thành ao để tôn nền đất trồng cây và tận dụng mặt nước nuôi vịt, ngan, ngỗng, thả cá và nguồn nước tưới cho cây màu. Khi đã định hình xong trang trại, ông tiến hành đầu tư. Với nguồn vốn vừa phải, ông trồng cây gì chắc cây đó, thả con gì đảm bảo cho kết quả. Ban đầu, ông ra Trung tâm Giống cây trồng Trung ương mua một số giống bưởi về trồng thử, mua giống ngan, vịt và ngỗng về nuôi sinh sản. Khi kiến thức tích lũy được đã tương đối vững, cùng với đó là nguồn vốn cũng dày hơn, ông đầu tư mở rộng trang trại. Hiện tại ông đã có trên 700 cây bưởi các loại đang cho thu hoạch, 200 gốc nhãn lồng 5 năm tuổi, 100 gốc mít Thái; nuôi sinh sản 1.700 con ngan, 600 con ngỗng, 800 con vịt và nhận ấp trứng cho gần 1.000 con gà. Tất cả nguồn giống này ông đều mua tại các trung tâm giống có uy tín, được cấp giấy chứng nhận và có thể truy xuất nguồn gốc, phòng dịch an toàn nên lượng con giống bán ra đều rất đảm bảo và được người chăn nuôi ở nhiều địa phương khác tín nhiệm.

Không chỉ vậy, có khi ông bỏ cả buổi việc nhà đến hướng dẫn tỉ mỉ cách quy hoạch trang trại mới thành lập cho một hộ gia đình khác. Trong cung cách giúp đỡ, mọi người luôn cảm nhận ở ông một nét gần gũi, tận tình, trách nhiệm. Ông đã giúp đỡ cho hàng chục hộ chăn nuôi khắp nơi khi có nhu cầu đầu tư sản xuất như trang trại của gia đình. Hiện nay, mỗi năm ông bán ra thị trường hàng ngàn quả bưởi, gần 2 tấn nhãn, mít và trên 350 ngàn con giống gia cầm, đem về nguồn thu trên 400 triệu đồng đã trừ chi phí và tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động, với thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng. Để chăm sóc tốt vườn cây, khu chuồng trại nuôi, ông sử dụng đệm lót tự chế là trấu và rơm rạ. Sau mỗi đợt nuôi, ông thu dọn chất thải, thay đệm lót và đem ra ủ hoai mục làm phân bón cho cây. Bên cạnh đó, ông thường xuyên sử dụng vôi bột vệ sinh chuồng trại và xung quanh khu vực chăn nuôi. Nguồn cỏ tại trang trại được cắt để ủ gốc hoặc nuôi cá, nuôi bò, tạo nguồn sinh khối giúp cho việc cải tạo đất được tốt hơn.

Sau nhiều năm đầu tư và cải tạo, hiện gia đình ông Quyền là một trong những hộ có thu nhập bình quân ổn định và là điểm tham quan, học tập, trải nghiệm của địa phương. Ông Ngô Văn Quyền chia sẻ: “Mình là đảng viên, phải gương mẫu trong xây dựng kinh tế. Ông bà nói “tấc đất tấc vàng”, nếu biết cách khai thác tiềm năng của đất thì có thể làm giàu trên quê hương mình, chứ không phải đi đâu xa”.

Bài và ảnh: Hoàng Lan


Bài và ảnh: Hoàng Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]