Những con ngựa Przewalski đã tuyệt chủng trong tự nhiên vào những năm 1960 nhưng vẫn được bảo tồn trong điều kiện nuôi nhốt, mới đây được thả lại vào thảo nguyên Kazakhstan sau 200 năm vắng bóng.

Ngựa hoang trở lại thảo nguyên Kazakhstan sau 200 năm vắng bóng

Những con ngựa Przewalski đã tuyệt chủng trong tự nhiên vào những năm 1960 nhưng vẫn được bảo tồn trong điều kiện nuôi nhốt, mới đây được thả lại vào thảo nguyên Kazakhstan sau 200 năm vắng bóng.

Ngựa hoang trở lại thảo nguyên Kazakhstan sau 200 năm vắng bóngNgựa Przewalski được thả tại thảo nguyên ở thị trấn Arqalyk, Kazakhstan, ngày 4/6/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Những con ngựa Przewalski, loài ngựa hoang từng có nguy cơ tuyệt chủng, đã quay trở lại thảo nguyên Kazakhstan sau gần 200 năm vắng bóng.

Được đặt theo tên của nhà địa lý người Nga Nikolai Przewalski, người đã phát hiện ra chúng vào cuối thế kỷ 19, loài ngựa màu nâu cát này từng lang thang trên những đồng cỏ rộng lớn khắp khu vực Trung Á.

Tuy nhiên, việc săn bắn, sự thay đổi môi trường sống do các hoạt động của con người và mùa Đông khắc nghiệt đã đẩy loài này đến bờ vực tuyệt chủng vào những năm 1960.

Mới đây, vườn thú Praha ở Cộng hòa Séc đã quyết định thả lại loài ngựa này tại thảo nguyên Altyn Dala, miền Trung Kazakhstan.

Được mệnh danh là “Thảo nguyên Vàng,” khu vực này có diện tích đồng cỏ và đất ngập nước lên tới 7.000km2 và là môi trường sống ban đầu của loài ngựa Przewalski.

Đầu tháng Sáu vừa qua, nhóm 7 con ngựa đầu tiên đã được quay trở lại môi trường thiên nhiên hoang dã. Vườn thú cũng có kế hoạch thả thêm khoảng 40 con ngựa nữa trong 5 năm tới.

Sau khi được vận chuyển bằng máy bay của quân đội Séc từ Praha và Berlin (Đức) đến thành phố Arkalyk ở Kazakhstan, 7 con ngựa đầu tiên đã tiếp tục trải qua hành trình kéo dài 7 giờ bằng xe tải đến khu vực thảo nguyên.

Tại đây, những con ngựa sẽ được nuôi nhốt trong một năm để học cách tìm nước uống và thức ăn, đồng thời thích nghi với mùa Đông khắc nghiệt ở vùng này.

Ngựa Przewalski đã tuyệt chủng trong tự nhiên vào cuối những năm 1960, nhưng vẫn tồn tại trong điều kiện nuôi nhốt.

Những nỗ lực giúp loài ngựa này tái hòa nhập môi trường tự nhiên đã thành công ở Trung Quốc và miền Tây Mông Cổ, với số lượng khoảng 850 con.

Ở Kazakhstan, sáng kiến này là một phần trong nỗ lực bảo tồn rộng lớn hơn vì những con ngựa này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học khi ăn nhiều loại cỏ và góp phần phát tán hạt./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]