Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
Đại sứ Nga tại Ấn Độ Denis Alipov đánh giá thỏa thuận rút quân trên Đường kiểm soát thực tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc là diễn biến rất tích cực trong quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng.
Binh sỹ Ấn Độ di chuyển trên tuyến đường Manali-Leh để tới Ladakh, khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. (Ảnh: ANI/TTXVN)
Đại sứ Nga tại Ấn Độ Denis Alipov ngày 28/10 đã hoan nghênh thỏa thuận giữa New Delhi và Bắc Kinh về việc rút quân trên Đường kiểm soát thực tế (LAC).
Theo ông, biện pháp giải quyết tranh chấp biên giới một cách thân thiện sẽ đòi hỏi quyết tâm và lòng tin từ cả hai nước.
Phát biểu họp báo tại Đại sứ quán Nga, Đại sứ Alipov đánh giá thỏa thuận nói trên giữa Ấn Độ và Trung Quốc là diễn biến rất tích cực trong quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng, đồng thời bày tỏ vui mừng khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp đầu tiên sau 5 năm tại thành phố Kazan của Nga hôm 23/10 vừa qua.
Ông khẳng định Moskva không đóng bất kỳ vai trò nào trong việc tổ chức cuộc gặp nói trên.
Đại sứ Alipov thừa nhận tranh chấp biên giới Ấn Độ-Trung Quốc là “vấn đề rất phức tạp," đòi hỏi “quá trình đàm phán khó khăn và kéo dài." Tuy nhiên, ông chỉ rõ Nga và Trung Quốc đã có thể đạt giải pháp cùng chấp nhận được trong quá trình giải quyết tranh chấp biên giới kéo dài hơn 40 năm.
Bên cạnh đó, Đại sứ Alipov chia sẻ: “Đối với Nga, điều quan trọng và mong muốn là Ấn Độ và Trung Quốc duy trì mối quan hệ ổn định và tốt đẹp... Kết quả đó sẽ đóng vai trò thuận lợi và cần thiết cho tình hình an ninh ở khu vực Á-Âu nói riêng và thế giới nói chung."
Cũng theo Đại sứ Alipov, Nga coi Ấn Độ và Trung Quốc là “các động lực kinh tế chính” trong khu vực, đồng thời “luôn ủng hộ sự tin cậy giữa hai nước."
Nga cho rằng Ấn Độ và Trung Quốc cần phải “cùng chung tiếng nói” để giải quyết các vấn đề an ninh và tài chính toàn cầu, đặc biệt là những vấn đề ảnh hưởng đến các quốc gia ở Nam Bán cầu.
Tuần trước, Ấn Độ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về việc chấm dứt tình trạng bế tắc giữa quân đội hai bên ở phía Đông Ladakh/Aksai Chin kéo dài 4 năm qua.
Căng thẳng và tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại tuyến biên giới dài gần 3.500km dọc dãy Himalaya đã tồn tại hơn 80 năm qua.
Hồi tháng 7/2020, xung đột xảy ra tại khu vực biên giới này khiến ít nhất 20 binh sỹ Ấn Độ và 4 binh sỹ Trung Quốc thiệt mạng./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-21 20:15:00
Tòa án Hình sự Quốc tế ra lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel
-
2024-11-21 15:56:00
Hòn đảo rộng 1,1 triệu m2 bỗng dưng biến mất
-
2024-10-29 07:07:00
Bầu cử Mỹ: Cử tri thủ đô Washington D.C bắt đầu đi bỏ phiếu sớm trực tiếp
Nhật Bản: Chủ tịch Ủy ban chiến lược bầu cử LDP cầm quyền đệ đơn từ chức
Nga, Mỹ, Israel đứng đầu xếp hạng các lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực vận động tranh cử vào giai đoạn nước rút
Chiến sự Trung Đông: Bộ trưởng Quốc phòng Israel khẳng định Hamas và Hezbollah không còn là lực lượng ủy nhiệm “hiệu quả” của Iran
Gia tăng các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Mexico
Liên minh cầm quyền tại Nhật Bản chính thức mất thế đa số tại Hạ viện
Iran đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn
Tổng Giám đốc WHO cảnh báo tình hình y tế nghiêm trọng ở Bắc Gaza
Bốn nước Đông Nam Á hỗ trợ Philippines khắc phục thiệt hại sau bão Trami