(Baothanhhoa.vn) - Việc đấu tranh và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên các trang mạng xã hội ở nước ta tiếp tục diễn ra quyết liệt, phức tạp. Để bảo vệ nền tảng tư tưởng, quan điểm, chủ trương của Đảng đòi hỏi phải thực hiện nhiều nội dung, biện pháp khác nhau, trong đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý internet, mạng xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý internet, mạng xã hội, góp phần đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Việc đấu tranh và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên các trang mạng xã hội ở nước ta tiếp tục diễn ra quyết liệt, phức tạp. Để bảo vệ nền tảng tư tưởng, quan điểm, chủ trương của Đảng đòi hỏi phải thực hiện nhiều nội dung, biện pháp khác nhau, trong đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý internet, mạng xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý internet, mạng xã hội, góp phần đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Công tác quản lý internet, mạng xã hội là nhiệm vụ quan trọng góp phần đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch (Ảnh minh hoạ).

Mạng xã hội bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ đầu những năm 2000 và phát triển với tốc độ nhanh chóng, dần trở thành nhu cầu thiết yếu của xã hội. Sự phổ biến nhanh chóng của mạng xã hội đưa đến cả tác động tích cực và tiêu cực, bên cạnh những lợi ích không nhỏ là những hệ lụy khôn lường nếu không biết cách sử dụng, quản lý. Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết trong công tác quản trị, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi các thế lực thù địch ra sức lợi dụng mạng xã hội để thực hiện nhiều chiêu trò và phương thức tinh vi, nguy hiểm nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.

Hiện nay, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng sức mạnh lan truyền của internet, mạng xã hội như một phương tiện truyền thông đắc lực để đăng tải thông tin xấu độc, bịa đặt, sai sự thật, xuyên tạc vấn đề; hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch. Chúng ta có thể nhận diện trên các phương diện sau:

Thứ nhất, về thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên internet, các trang mạng xã hội. Các thế lực thù địch, các tổ chức phản động tấn công, đả kích trực diện nền tảng tư tưởng của Đảng, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, mục tiêu, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng; phủ nhận những thành tựu to lớn của Nhân dân dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đã đạt được trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế; lợi dụng, cường điệu hóa những hạn chế, khuyết điểm của Đảng và hệ thống chính trị trong lãnh đạo, quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội để quy kết cho rằng việc Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng chính là nguyên nhân gốc rễ của những hạn chế, khiếm khuyết đó; bôi nhọ lãnh tụ, xuyên tạc lý lịch, thân thế sự nghiệp các lãnh tụ, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước để đi đến phủ nhận con người, phủ nhận hệ tư tưởng mác xít và vai trò lãnh đạo của Đảng; móc nối, lôi kéo các đối tượng cơ hội chính trị có cả cán bộ đương chức, có tướng lĩnh đã nghỉ hưu và thành phần chống đối trong trí thức, văn nghệ sĩ tăng cường chống Đảng, cổ xúy cho “dân chủ tư sản”, “xã hội dân sự”, “xã hội dân chủ”.

Thứ hai, về hình thức chống phá của các thế lực thù địch trên internet, các trang mạng xã hội, chủ yếu qua các phương tiện truyền thông, internet, blog, website, blog... để phát tán những thông tin xấu, độc, xuyên tạc, chống phá gây tác động xấu đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và Nhân dân; tổ chức viết nhiều tài liệu, “tác phẩm” dưới dạng văn học nhằm dựng chuyện, vu cáo, bôi nhọ, từ đó xóa bỏ học thuyết Mác - Lênin và lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa...

Do tính mở của công nghệ, tính hai mặt của thông tin trên internet và do nhu cầu tất yếu sử dụng dịch vụ và nội dung thông tin trên internet, các giải pháp quản lý phải hướng tới việc phát huy những mặt tích cực, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của internet, mạng xã hội; các biện pháp cấm đoán cực đoan bằng hành chính và kỹ thuật chỉ mang lại hiệu quả hạn chế.

Các nhóm giải pháp chủ yếu bao gồm:

Một là, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm môi trường pháp lý rõ ràng, công khai, minh bạch và bình đẳng cho mọi đơn vị, cá nhân cung cấp và sử dụng thông tin internet, các mạng xã hội trên lãnh thổ Việt Nam.

Hai là, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam trong sân chơi cung cấp các dịch vụ liên quan đến internet, các mạng xã hội.

Ba là, nâng cao năng lực bộ máy quản lý Nhà nước về tổ chức bộ máy, về nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại bảo đảm triển khai có hiệu quả các biện pháp quản lý về cả hành chính và kỹ thuật để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các sai phạm theo pháp luật.

Bốn là, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng trong sử dụng các ứng dụng, dịch vụ liên quan đến internet, các mạng xã hội.

Đây là nhóm giải pháp có ý nghĩa then chốt và lâu dài nhằm nâng cao dân trí một cách toàn diện, để mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên có ý thức tự bảo vệ mình và trở thành bộ lọc thông tin, hướng dẫn những người xung quanh nhận biết, sàng lọc các thông tin xấu, thông tin độc hại.

Năm là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần chủ động nhận diện và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội cho cán bộ, đảng viên, quần chúng.

Đây là giải pháp quan trọng bảo đảm việc nhận diện và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên Internet, mạng xã hội được thực hiện có hiệu quả, thực chất và có chiều sâu. Trước hết, cần phát huy vai trò của các cấp ủy đảng, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy, cơ quan chính trị, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tinh thần tích cực, chủ động cho cán bộ, đảng viên, quần chúng trong nhận diện và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội.

Sáu là, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, phối hợp trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng với các tổ chức, đoàn thể, giữa gia đình và nhà trường, giữa ý thức cá nhân với các phong trào mang tính cộng đồng hướng tới một văn hóa internet lành mạnh, đóng góp ngày càng tích cực và hiệu quả vào sự phát triển của toàn xã hội.

Ths Trịnh Văn Quy

Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]