(Baothanhhoa.vn) - Với chủ đề “Chỉ một Trái đất”, Ngày Môi trường thế giới (5-6) năm 2022 do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động nhằm truyền tải ý nghĩa thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên. Đồng thời, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các chính sách, hoạt động hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn. Đây là thời điểm để mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái Đất.

Nhân Ngày Môi trường thế giới 5-6: Chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái đất

Với chủ đề “Chỉ một Trái đất”, Ngày Môi trường thế giới (5-6) năm 2022 do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động nhằm truyền tải ý nghĩa thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên. Đồng thời, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các chính sách, hoạt động hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn. Đây là thời điểm để mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái Đất.

Nhân Ngày Môi trường thế giới 5-6: Chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái đất

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Bá Thước) - đóng vai trò như “lá phổi xanh” điều hòa không khí, phân bổ hệ sinh thái. Ảnh: Trần Hằng

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường như sự suy giảm, cạn kiệt nhiều nguồn lợi từ thiên nhiên do khai thác, sử dụng không hợp lý; nhiều khu vực trên trái đất đang chịu những thách thức và các mối đe dọa trầm trọng khi dân cư ngày càng tăng, các hoạt động kinh tế ngày càng phát triển, nước thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị cùng với nạn phá hủy rừng tự nhiên, rừng ngập mặn ngày càng tăng; tần suất và mức độ ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ do biến đổi khí hậu ngày một rộng lớn và phức tạp... Bên cạnh đó, tại Việt Nam vẫn còn nạn chặt phá rừng làm mất cân bằng hệ sinh thái, gây hậu quả nghiêm trọng mỗi khi có bão lũ, triều cường. Tình trạng săn bắt động vật hoang dã vẫn diễn ra khiến các loại thú quý hiếm đang dần bị tuyệt chủng. Các khu công nghiệp, khu đô thị lớn thải ra nước, khí bẩn, gây hiệu ứng nhà kính... làm cho môi trường sống ngày càng trở nên ngột ngạt. Biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp gây ra hậu quả nặng nề đối với sản xuất và sức khỏe con người... Làm thế nào để bảo vệ môi trường (BVMT) sống đang đặt ra câu hỏi lớn đòi hỏi câu trả lời từ chính chúng ta.

Để bảo vệ thiên nhiên và Trái Đất, thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cùng các bộ, ngành, địa phương đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực như: thành lập và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên; phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái; bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, bảo tồn nguồn gen; kiểm soát nạn săn bắt, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã trái phép; quản lý sinh vật ngoại lai; thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện các mô hình kinh tế sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên... Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm nay, Bộ TN&MT cũng đã ban hành kế hoạch đề nghị các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, đơn vị liên quan, quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng như tuyên truyền trực quan tại các khu vực công cộng, đường phố, trụ sở cơ quan làm việc và các địa điểm phù hợp. Tổ chức khởi công, xây dựng và bàn giao các công trình phục vụ công tác BVMT, phục vụ lợi ích của cộng đồng và các hoạt động phát triển theo hướng bền vững. Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động cộng đồng như: mít tinh hưởng ứng, ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom xử lý chất thải; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong việc không sử dụng túi nilon khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần; sản xuất, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường. Đặc biệt, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các quy định của Luật BVMT năm 2020, trong đó: thực hiện các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân; phát triển kinh tế gắn với BVMT, thích ứng biến đổi khí hậu. Xây dựng lộ trình trong việc thực hiện thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại nguồn. Xây dựng, nhân rộng các mô hình hiệu quả trong việc tổ chức thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn; thúc đẩy tiêu dùng bền vững và thân thiện môi trường. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, nhiệm vụ, đề án, dự án BVMT.

Thanh Hóa được đánh giá là tỉnh có các hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Nhiều khu vực trọng yếu như: Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Pù Hu, Pù Luông; Vườn Quốc gia Bến En... đang lưu giữ những giá trị đa dạng sinh học phong phú với các loài quý hiếm có tầm quan trọng quốc tế và nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Hàng năm, UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày quốc tế đa dạng sinh học 22-5; Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5-6; Tuần lễ biển đảo Việt Nam hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới 8-6 trên địa bàn tỉnh với mục đích: tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các tổ chức và tầng lớp Nhân dân trong tỉnh về đa dạng sinh học và tầm quan trọng trong công tác BVMT; kêu gọi tất cả các tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân trong tỉnh cùng hành động vì thiên nhiên nhằm BVMT. Cụ thể, năm nay ngoài việc tổ chức lễ phát động cấp tỉnh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường và Ngày Quốc tế đa dạng sinh học kết hợp với việc phát động thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn, chống rác thải nhựa, Sở TN&MT tỉnh còn phối hợp với các ban, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức của cộng đồng thay đổi thói quen và mức tiêu dùng hiện tại như: sử dụng tiết kiệm nước, hạn chế phát sinh các chất thải trong sinh hoạt hàng ngày; đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, ít tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu có phát sinh chất thải, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, xử lý chất thải, vận chuyển và phân phối hàng hóa... Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tùy điều kiện cụ thể tổ chức các hoạt động cộng đồng như mít tinh hưởng ứng, ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom xử lý chất thải. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong việc không sử dụng túi nilon khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần; sản xuất, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường... Tổ chức khởi công, xây dựng và bàn giao các công trình phục vụ công tác BVMT, phục vụ lợi ích của cộng đồng và các hoạt động phát triển theo hướng bền vững.

Nhân Ngày Môi trường thế giới 5-6: Chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái đất

Dọn vệ sinh môi trường tại bãi biển Sầm Sơn.

Chính các hoạt động thiết thực, đa dạng cho Ngày Môi trường thế giới là thông điệp quan trọng để người dân chung tay BVMT, bảo vệ hành tinh xanh bằng những hành động nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa đối với môi trường, tạo sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức về BVMT của các cấp chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân. “Chỉ một Trái đất” - đây chính là thời điểm cần thiết để mỗi người dân cùng chung tay và có những hành động thiết thực, cụ thể vì thiên nhiên và hành tinh của chúng ta.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]