Ngày 21/1, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng các quốc gia đang phát triển cần phải dẫn đầu nỗ lực thúc đẩy cải cách các thể chế và khuôn khổ đa phương vốn đã lỗi thời.

Liên hợp quốc kêu gọi Nhóm G-77 thúc đẩy cải cách quản trị toàn cầu

Ngày 21/1, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng các quốc gia đang phát triển cần phải dẫn đầu nỗ lực thúc đẩy cải cách các thể chế và khuôn khổ đa phương vốn đã lỗi thời.

Liên hợp quốc kêu gọi Nhóm G-77 thúc đẩy cải cách quản trị toàn cầu Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 21/1, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng các quốc gia đang phát triển cần phải dẫn đầu nỗ lực thúc đẩy cải cách các thể chế và khuôn khổ đa phương vốn đã lỗi thời.

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 3 của Nhóm các nước đang phát triển (G-77) và Trung Quốc diễn ra tại Kampala (Uganda), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói rằng với hơn 130 quốc gia thành viên và đại diện cho khoảng 80% dân số toàn cầu, sự đoàn kết và vai trò đối tác của Nhóm G-77 là rất cần thiết để xây dựng một thế giới bền vững, hòa bình, công bằng cho tất cả mọi người, đồng thời kêu gọi Nhóm G-77 tiếp tục dẫn đầu và thúc đẩy các nỗ lực cải cách quản trị toàn cầu.

Người đứng đầu Liên hợp quốc đã chỉ ra hàng loạt thách thức mà thế giới đang phải đối mặt trong bối cảnh hiện nay, như việc hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) trước thời hạn năm 2030, đảm bảo phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, tôn trọng nhân quyền và hành động khí hậu.

Bên cạnh đó, hòa bình thế giới cũng đang bị đe dọa với nhiều cuộc chiến và xung đột như ở Sudan, Ukraine hay Trung Đông, tàn phá cuộc sống của người dân, làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và kìm hãm phát triển kinh tế.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh một thế giới bất ổn đòi hỏi những hành động toàn cầu hiệu quả, hệ thống quản trị hiện nay đã lỗi thời và lạc hậu vì nó được thiết lập vào thời điểm nhiều quốc gia G-77 vẫn chưa giành được độc lập.

Ông kêu gọi cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vì cơ quan quyền lực này đã bị “tê liệt” bởi chia rẽ địa chính trị, trong khi thành phần Hội đồng Bảo an cũng không phản ánh thực tế thế giới ngày nay.

Tương tự, hệ thống tài chính toàn cầu hình thành sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, “vốn đã thất bại trong việc cung cấp một mạng lưới an toàn cho các quốc gia đang phát triển gặp khó khăn,” cũng phải được cải cách theo hướng hiệu quả bao trùm hơn.

Kêu gọi đoàn kết ứng phó với thảm họa khí hậu, Tổng Thư ký Antonio Guterres hối thúc các thành viên G-77 "buộc các nước phát triển phải có hành động công bằng khí hậu và dẫn đầu một quá trình chuyển đổi dựa trên việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo."

Theo người đứng đầu Liên hợp quốc, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai diễn ra vào tháng 9/2024 tại trụ sở Liên hợp quốcở New York sẽ là cơ hội để các quốc gia tìm kiếm sự đồng thuận về các khuôn khổ nhằm giải quyết những thách thức mới, để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Dennis Francis cũng cho rằng “hơn lúc nào hết, G-77 và tất cả các quốc gia phải sát cánh bên nhau và bắc các nhịp cầu đối thoại, hy vọng và hợp tác để xây dựng một thế giới công bằng và thịnh vượng hơn cho tất cả mọi người," Chủ tịch Đại hội đồng Francis nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết là cải cách các tổ chức đa phương, trong đó có Liên hợp quốc, cũng như các thể chế tài chính quốc tế để khai thác một cách hiệu quả hơn và nâng tầm vai trò của Nam Bán cầu”./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]