(Baothanhhoa.vn) - Bên cạnh chú trọng việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn giải pháp dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo uy tín, sức cạnh tranh trên thị trường.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm bằng ứng dụng QR code

Bên cạnh chú trọng việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn giải pháp dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo uy tín, sức cạnh tranh trên thị trường.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm bằng ứng dụng QR codeKhách hàng tìm hiểu về sản phẩm của HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Phúc (Thiệu Hóa).

Nhằm tránh bị hàng nhái, hàng giả làm ảnh hưởng đến thương hiệu nước nắm Tuyến Hòa, phường Hải Thanh (thị xã Nghi Sơn), cơ sở đã chủ động đăng ký bản quyền và sử dụng QR code nhận diện cho sản phẩm và thương hiệu của mình. Thông qua QR code chứa đầy đủ thông tin về cơ sở sản xuất, chất lượng sản phẩm đã kiểm tra, thời gian sản xuất, giúp người tiêu dùng dễ truy xuất được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thương hiệu nước mắm Tuyến Hòa đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Thanh Hóa chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, như: nước mắm, mắm tôm, mắm chua và được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn sản phẩm - thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng. Trung bình mỗi năm, cơ sở sản xuất nước mắm Tuyến Hòa chế biến từ 15.000 đến 20.000 tấn nguyên liệu cá, moi các loại, cung cấp cho thị trường khoảng 50.000 lít nước mắm và hơn 100 tấn mắm tôm, mắm tép các loại. Từ khi xây dựng được thương hiệu, các sản phẩm chế biến hải sản này không chỉ bó hẹp thị trường tiêu thụ trong tỉnh, mà đã được mở rộng tiêu thụ ra các tỉnh, thành phố Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội... Việc cơ sở sản xuất nước mắm Tuyến Hòa minh bạch thông tin trên sản phẩm thông qua mã QR code đồng nghĩa khẳng định cam kết và chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm đối với người tiêu dùng.

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và Thủy sản Thanh Hóa, hiện toàn tỉnh duy trì 17 cơ sở dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cung cấp ra thị trường. Trong đó, có 13 doanh nghiệp, 2 HTX, 2 cơ sở hộ kinh doanh và trung bình mỗi năm chi cục hỗ trợ hơn 100.000 tem tích hợp QR code phục vụ truy xuất nguồn gốc và quảng bá sản phẩm được xác nhận cho các cơ sở. Từ việc dán tem truy xuất nguồn gốc đã giúp việc tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh ra thị trường thuận lợi hơn. Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm nông sản, thực phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc chủ yếu tiêu thụ ở cửa hàng tiện ích, siêu thị và rất ít bày bán ở các chợ truyền thống. Bà Lê Thị Huyền Thu, Phó Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Thanh Hóa, cho biết: Việc dán tem truy xuất nguồn gốc được xem là một công cụ hiệu quả để bảo vệ thương hiệu của nhà sản xuất, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Tem truy xuất nguồn gốc là loại tem sử dụng công nghệ mã số, mã vạch cho phép người dùng sử dụng ứng dụng quét QR code trên điện thoại thông minh để truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, các thông tin liên quan đến sản phẩm mà nhà sản xuất niêm yết. Thông qua đó, các sản phẩm sản xuất theo quy trình đạt chuẩn, có chất lượng tốt sẽ dễ tiếp cận với khách hàng hơn, làm tăng niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Hiệu quả của việc dán tem truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm nông lâm sản tại các doanh nghiệp, HTX thời gian qua bước đầu đã khẳng định việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ sở trong việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn. Cũng chính từ việc dán tem truy xuất nguồn gốc các sản phẩm, đã trở thành kênh cung cấp thông tin giữa đơn vị sản xuất và người tiêu dùng, giúp cơ quan chức năng kiểm soát chất lượng đầu vào của chuỗi sản xuất nông sản, giúp người tiêu dùng nâng cao hơn nữa ý thức sử dụng sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Đồng thời, qua việc hỗ trợ việc dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm góp phần giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm xây dựng, phát triển thương hiệu; mở rộng thị trường, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]