(Baothanhhoa.vn) - Phát triển ngành nghề gắn với du lịch được xem là một giải pháp hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội của TP Sầm Sơn. Cách làm này đã mang lại lợi ích kép cho địa phương; bởi không những tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là cách gìn giữ, quảng bá và phát huy những giá trị văn hóa thông qua hoạt động du lịch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

TP Sầm Sơn phát triển ngành nghề gắn với du lịch

Phát triển ngành nghề gắn với du lịch được xem là một giải pháp hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội của TP Sầm Sơn. Cách làm này đã mang lại lợi ích kép cho địa phương; bởi không những tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là cách gìn giữ, quảng bá và phát huy những giá trị văn hóa thông qua hoạt động du lịch.

TP Sầm Sơn phát triển ngành nghề gắn với du lịch

Sản xuất hàng mỹ nghệ từ vỏ ốc tại phường Trung Sơn.

Khởi đầu chỉ có vài hộ sản xuất nhỏ lẻ ở các làng chài ven biển, trải qua nhiều thăng trầm, người dân địa phương vẫn gìn giữ, xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất nước mắm và tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tìm đến cơ sở sản xuất nước mắm của bà Nguyễn Thị Phương, phố Bắc Kỳ, phường Trung Sơn được xem là một trong những cơ sở có truyền thống sản xuất lâu đời ở địa phương. Gắn bó nhiều năm với nghề mắm truyền thống, bà Phương luôn có cách giữ cho nước mắm có màu sắc, vị mặn, mùi hương truyền thống. Với diện tích hơn 1.000m2, bà Phương đã đầu tư xây dựng 24 bể để sản xuất nước mắm, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sử dụng các loại máy móc hiện đại vào các công đoạn sản xuất; nhất là, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Bà Phương, cho biết: Để tạo ra sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều du khách biết đến thì điều quan trọng nhất đó là nguyên liệu. Cá làm nước mắm phải là cá cơm, cá nục còn tươi, không lẫn tạp chất và bụi bẩn, dùng muối hạt đã qua thời gian dài để giảm bớt độ chát, không có bất kỳ sự can thiệp của các loại gia vị, chất bảo quản nào. Luôn tỉ mỉ, cẩn trọng trong từng khâu sản xuất nên sản phẩm nước mắm của gia đình bà Phương luôn được du khách tìm mua về làm quà. Hiện nay, mỗi năm gia đình bà Phương xuất bán hơn 10.000 lít nước mắm nguyên chất và 15 tấn mắm tép, mắm tôm, mắm chua các loại. Được biết, TP Sầm Sơn hiện có khoảng 66 cơ sở với hơn 100 hộ sản xuất, kinh doanh nước mắm, mỗi năm đưa ra thị trường hơn 4 triệu lít sản phẩm các loại. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm trên địa bàn đã tạo việc làm cho hơn 500 lao động với thu nhập bình quân từ 3,5 triệu đồng đến 5 triệu đồng/người/tháng.

Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch là một trong những nhân tố góp phần tăng sức hấp dẫn cho điểm đến, giữ chân du khách, nâng cao thu nhập cho người dân và là giải pháp quảng bá hình ảnh du lịch hiệu quả. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ vỏ ốc của Sầm Sơn ngày càng đa dạng, chất lượng cũng được nâng lên. Hàng mỹ nghệ làm bằng vỏ ốc được nhiều du khách ưa chuộng vì chất liệu lạ, đẹp mắt, kiểu dáng đa dạng, đủ kích cỡ. Từ những vỏ ốc thô ráp, những nhành san hô bé nhỏ qua đôi tay tài hoa của người thợ thủ công mỹ nghệ trở thành những kỷ vật, độc đáo và mang đậm “hồn biển”. Để làm ra các sản phẩm ốc mỹ nghệ phục vụ du khách khi đến tham quan nghỉ dưỡng tại TP Sầm Sơn, các cơ sở sản xuất thường sử dụng các loại vỏ ốc, như: Ốc ruốc, ốc hủ lầu, ốc cườm, san hô, ốc gạo, sò huyết... Để nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút du khách, các cơ sở đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền cắt sản phẩm bằng máy, giảm chi phí nhân công và đường nét sản phẩm sắc sảo hơn; nhất là chú trọng thay đổi mẫu mã, kiểu dáng mới. Hiện nay, sản phẩm ốc mỹ nghệ bán khá chạy, nhất là để phục vụ khách du lịch.

Có thể nói, phát triển các ngành nghề gắn với du lịch đã mang lại lợi ích kép cho người dân trên địa bàn. Trong những năm qua, TP Sầm Sơn đã quan tâm, phát triển khoảng 20 nghề tiểu thủ công nghiệp. Đó là: nghề dệt xăm tơ (Quảng Cư), nghề dệt chiếu cói (Quảng Tiến), nghề làm hàng mỹ nghệ ốc, trai (phường Trường Sơn), nghề làm nước mắm Tân Hưng (Quảng Tiến)... Sản phẩm của các làng nghề này không chỉ tiêu thụ trong nước mà nhiều mặt hàng đã xuất khẩu. Các sản phẩm không những được bày bán các quầy lưu niệm tại các khách sạn trên địa bàn TP Sầm Sơn, mà còn xuất bán cho nhiều khu du lịch khác, như Suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thủy), Khu Du lịch biển Hải Hòa (Tĩnh Gia), Khu Du lịch sinh thái biển Hải Tiến (Hoằng Hóa) và nhiều tỉnh, thành phố khác như: Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng... Để tạo điều kiện để người dân phát triển các ngành nghề, nâng cao thu nhập, cũng như giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hoá của địa phương đến khách du lịch; thời gian qua, UBND TP Sầm Sơn đã quan tâm đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, lưới điện, cải thiện cảnh quan môi trường, hình thành đội ngũ thuyết minh viên tại cơ sở; tổ chức gặp mặt nghệ nhân, thợ giỏi... Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng hỗ trợ các làng nghề xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, xây dựng bãi đỗ xe... Tuy các sản phẩm các làng nghề phục vụ khách du lịch tương đối phong phú nhưng mẫu mã còn đơn điệu, việc kết nối giữa các làng nghề đến du khách chưa đồng bộ, hạ tầng tại các làng nghề còn nhiều bất cập... Hơn nữa, phần lớn người dân chưa có kỹ năng để phục vụ khách du lịch chuyên nghiệp... Bởi vậy, mức độ tiêu thụ sản phẩm còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng.

Để phát huy hiệu quả của các làng nghề tại thành phố du lịch, UBND TP Sầm Sơn cần xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp nhằm phát triển làng nghề một cách đồng bộ, bền vững và hiệu quả. Đồng thời, mở các lớp tập huấn chuyên môn về phát triển làng nghề kết hợp du lịch để thúc đẩy lĩnh vực này phát triển hơn nữa.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài Và Ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]